xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Người đam mê sáng kiến

MAI THẮNG (TP Vũng Tàu)

28 năm với hạ thủy chân đế giàn khoan, lai dắt, chỉ huy tàu, ông Tô Văn Đức đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến làm lợi hàng chục triệu USD

Thay vì nghỉ ngơi hai ngày cuối tuần, ông Tô Văn Đức - thuyền trưởng tàu hướng dẫn của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro - lại miệt mài với sáng kiến "Lai kéo tiếp nhận sà lan chở chân đế và topside vào cập mạn tàu cẩu". Ông cho biết làm vì niềm đam mê và mong muốn đóng góp cho tập thể và đồng hành với Vietsovpetro.

Chinh phục chuyên gia nước ngoài

Tốt nghiệp ngành hàng hải chỉ huy tàu biển và lai dắt các phương tiện trên biển vào năm 1996, ông Đức đầu quân về Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro. Hành trình vào nghề của chàng trai trẻ quê Thái Bình lúc đó là những chuyến đi biển dài ngày để hạ đặt chân đế giàn khoan, thăm dò địa chấn tại các công trình khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Tháng 3-2011, tàu của ông được giao nhiệm vụ kéo, lai dắt, hướng dẫn sà lan chở chân đế giàn khoan siêu trường siêu trọng ra vùng biển mỏ Đại Hùng để hạ đặt vào vị trí rốn dầu đã được thăm dò, khảo sát, địa chấn trước đó. Sau hơn 3 ngày đêm hành trình, tàu đã kéo giàn khoan đến cách vị trí lắp đặt 600 m. Lúc đó sóng yên biển lặng nhưng dòng nước chảy xiết, độ tĩnh của nước tròng trành như hình sin, cho thấy sóng gió sẽ nổi lên trong 56 giờ tới.

Thuyền trưởng Tô Văn Đức đang chỉ huy sà lan kéo hạ đặt chân đế nhà giàn DK1 (Ảnh nhân vật cung cấp)

Thuyền trưởng Tô Văn Đức đang chỉ huy sà lan kéo hạ đặt chân đế nhà giàn DK1 (Ảnh nhân vật cung cấp)

Theo kế hoạch của các chuyên gia nước ngoài, có 5 ngày để đưa chân đế giàn khoan vào khớp với vị trí đã được định vị cố định dưới đáy biển. Ông Đức kể, lúc đó ông tính toán, nếu di chuyển chân đế giàn khoan 5 ngày là quá lâu, thời tiết xấu sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ. Ông bắt tay vào nghiên cứu, vẽ chi tiết và thuyết trình đề tài "Thiết lập mới và thực hiện phương án di chuyển chân đế siêu trường siêu trọng từ vị trí hạ thủy vào vị trí tiếp nhận, lắp đặt trên biển bằng việc sử dụng 4 tàu định vị động lực (DP)" với ban chỉ huy công trình.

Lúc đầu, các chuyên gia không đồng ý, nhưng bằng các luận cứ khoa học, lý giải thuyết phục khi tiết kiệm thời gian, nhân lực, làm lợi hơn 1 triệu USD... Qua đó, các chuyên gia đã thông qua đề tài. "Chúng tôi bắt đầu phân công công việc, phân ca làm cả ngày lẫn đêm. Từ thời gian 5 ngày, còn 2 ngày, chân đế giàn khoan được đưa vào vị trí an toàn. Các chuyên gia nước ngoài đến bắt tay tôi và nói "khâm phục người Việt Nam"" - ông Đức hồi tưởng.

Làm lợi hàng chục triệu đô

Sau đó, tàu của ông về đất liền được 4 ngày thì nhận tiếp nhiệm vụ lai kéo sà lan chở chân đế nhà giàn DK1/14, DK1/15 ra thềm lục địa. Cũng như lần hạ thủy chân đế giàn khoan mỏ Đại Hùng, ông Đức đề xuất với ban chỉ huy công trình áp dụng phương pháp "Thiết lập mới và thực hiện phương án di chuyển chân đế siêu trường siêu trọng từ vị trí hạ thủy vào vị trí tiếp nhận, lắp đặt trên biển bằng việc sử dụng 4 tàu định vị động lực (DP)" cho việc lắp đặt chân đế 2 nhà giàn lần này.

Chỉ sau 5 giờ, chân đế nhà giàn DK1 (thế hệ thứ ba) đã được cắm vào lòng biển với độ chính xác và an toàn tuyệt đối. "Việc lắp đặt rút ngắn thời gian, ngoài tiết kiệm chi phí hàng chục triệu USD, hàng trăm ngày công lao động của công nhân, còn khẳng định cách làm năng động, sáng tạo và hợp với thời kỳ công nghệ số" - anh Đức nói.

28 năm công tác tại Vietsovpetro - thuyền trưởng Tô Văn Đức cho "ra lò" 3 đề tài khoa học và hàng chục sáng kiến, sáng chế. Ngoài đề tài "Thiết lập mới và thực hiện phương án di chuyển chân đế siêu trường siêu trọng từ vị trí hạ thủy vào vị trí tiếp nhận, lắp đặt trên biển bằng việc sử dụng 4 tàu định vị động lực (DP)", ông Đức còn có Giải pháp an toàn đưa sà lan VSP 5 chở chân đế, topside, cọc và thiết bị chạy xuôi song vào cập mạn tàu cẩu chỉ sử dụng 2 tàu dịch vụ; giải pháp làm neo cho tàu rải ống Côn Sơn áp dụng đối với tàu làm neo không có thiết bị chuyên dụng và cho tàu có thiết bị chuyên dụng; đề tài khoa học "Phương án tổ chức đưa tàu Trường Sa từ cảng Dung Quất về cảng Vũng Tàu sau giai đoạn 1 nâng cấp, sửa chữa"…

Tất cả những đề tài khoa học và sáng kiến ấy không chỉ làm lợi cho Vietsovpetro hàng chục triệu USD, mà còn khẳng định trí tuệ người cựu chiến binh không để "chảy máu chất xám" một cách lãng phí; dám làm, dám chịu trách nhiệm, không ngại khó, phức tạp trong quá trình lao động, đặt lợi ích tập thể lên trên hết và luôn dốc sức vì tập thể. 

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Người đam mê sáng kiến- Ảnh 2.

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Người đam mê sáng kiến- Ảnh 3.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo