xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện từ cánh cửa mở và thùng thư góp ý

THIÊN DI- PHẠM HỒ

LAO ĐỘNG.- Chỉ cần giám đốc không ngồi mãi ở phòng máy lạnh mà chịu khó xuống hiện trường, nhà xưởng là đủ vui rồi. Gặp công nhân (CN) Công ty Dịch vụ Công ích quận 8- TPHCM vào cuối năm 2001, họ cho biết: Công ty vừa thưởng hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch năm cho tập thể 350 lao động, bình quân trên 1,6 triệu đồng/người.

Ngoài khoản thưởng trên, công ty còn đảm bảo thưởng thêm tết âm lịch. Trong câu chuyện của họ, giám đốc Ngô Huy thường được nhắc đến với sự tin cậy, nhất là chuyện ông sẵn sàng lắng nghe CN, lên lịch định kỳ tiếp CN hàng tuần. Tại TPHCM cũng có không ít lãnh đạo doanh nghiệp (DN) biết gần gũi với CN như vậy.

“Thiếu chân tình, hứa nhiều làm ít, họ biết ngay, bất hợp tác ngay”

Chính thức nhận chức vụ giám đốc Công ty Dịch vụ Công ích quận 8 vào cuối năm 2000, ông Huy hiểu tâm tư CN xáo trộn khi công ty vừa qua một giai đoạn khó khăn (giám đốc tiền nhiệm tự tử, công ty bị thanh tra). Việc cần làm là động viên tập thể lao động an tâm làm việc, tìm giải pháp ổn định việc làm, thu nhập và có cơ chế quản lý DN chặt chẽ hơn. “Lo thì rất lo - ông Huy nói - nhưng tôi tin là tập thể sẽ hiểu và hỗ trợ, nếu mình thực tâm vì lợi ích của tập thể”. Chỉ vào cánh cửa phòng, ông Huy nói: “Tôi ngại nhất là CN không dám gặp mình dù lòng họ đang ngổn ngang bức xúc. Nên tôi luôn để ngỏ cánh cửa phòng này...”. Chỉ là một cánh cửa mở, nhưng không phải CN nào cũng dám bước vào. Để CN yên tâm, công ty ban hành quy chế tiếp CN, trong đó có lên lịch định kỳ thứ năm hàng tuần, đích thân giám đốc tiếp xúc, giải quyết.

Biết buổi đầu, có thể CN còn ngại, ông Huy sẵn sàng tiếp xúc cả nhóm hoặc từng người riêng, có buổi ông tiếp hơn chục người. Theo ông, CN tinh lắm, “anh đối xử với họ thiếu chân tình, họ biết ngay; hứa nhiều làm ít, họ bất hợp tác ngay”. Cho dù có khi họ bức xúc, hỏi đến rát mặt:

- Giữ lại một phần lương của chúng tôi để làm gì? Tại sao lại cắt tiền bồi dưỡng?

- Trước đây công ty hạch toán không đúng, tiền lương không gọi mà gọi là “bồi dưỡng”. Bây giờ phải gọi đúng tên, đúng bản chất của tiền lương, thu nhập. Phần công ty giữ lại chính là quỹ dự phòng để trả gối đầu trong những tháng đầu năm trong khi chờ quyết toán. Cứ tin đi, thu nhập anh em CN không giảm mà sẽ tăng dần.

Anh Lê Văn Phúc, CN Đội 7, người trực tiếp chất vấn giám đốc những câu hỏi trên cho biết, đúng là giám đốc nói được, làm được. Xuống trực tiếp với anh em CN trong đội, thấy anh em vận chuyển rác từ ghe lên bờ bằng phương pháp thủ công, ông Huy gọi xưởng cơ khí thiết kế lập băng chuyền, anh em đỡ nhọc nhằn, năng suất lao động, thu nhập cũng cao hơn. Nghe CN phản ánh cán vợt bằng tre mau hư hỏng, ông Huy cho thay toàn bộ bằng thép.

Tiếp nhận nhiều thông tin để đánh giá, xử lý xác thực hơn

 Tại hội nghị sơ kết hai năm thực hiện quy chế dân chủ ở các DN thuộc Khối Bộ Công nghiệp phía Nam tổ chức vào cuối năm 2001, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Bí thư Đảng ủy khối, cho biết hơn 80% DN thuộc khối xây dựng các quy chế dân chủ, trong đó có nhiều giám đốc DN lên lịch định kỳ tiếp CN. Giám đốc nhiều DN cho rằng bản thân công việc lãnh đạo, quản lý đã đòi hỏi họ phải gần gũi, sâu sát CN. Nhưng đặt ra quy chế tiếp xúc như vậy lại có cái lợi là CN tự tin hơn, chủ động tìm đến giãi bày, đề đạt và cũng là một trong những biện pháp giám sát, kiểm tra năng lực, phẩm chất lãnh đạo DN.

Công ty May Nhà Bè- Tổng Công ty Dệt may VN lại là DN thành công với mô hình “thùng thư góp ý”. Bên cạnh việc lãnh đạo công ty lên lịch tiếp CN hàng tuần vào chiều thứ bảy, công ty đặt các thùng thư tại nhà ăn tập thể. CN bức xúc vấn đề gì cứ viết thư, bỏ vào thùng. Sáng thứ hai mỗi tuần, ông Ngô Sĩ Kỳ, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân, chuyển các thư đến lãnh đạo công ty. Hầu hết đơn thư đều tập trung vào việc làm thêm nhiều, CN ít có thời gian chăm sóc gia đình. Một mặt công ty giải thích cho CN hiểu hoàn cảnh ngành nghề để thông cảm, mặt khác bố trí cho CN nghỉ bù. Nếu đơn thư không nêu tên, công ty trả lời qua hệ thống loa phát thanh, công khai đến các xưởng cho CN rõ. Lâu dần thành nền nếp, CN tin tưởng hơn, bớt e ngại. Nhiều lúc gặp ông Kỳ, họ mạnh dạn nói thẳng và ông Kỳ đề đạt công ty giải quyết ngay, như sửa chữa hệ thống quạt cho nhà xưởng, bếp ăn tập thể... Ông Tuấn Nguyên Nghị, Chủ tịch CĐ công ty, nói: “Đây chính là các cơ chế thông tin cần thiết cho DN. Tiếp nhận càng nhiều thông tin, DN càng dễ xử lý vì vụ việc được ghi nhận, đánh giá xác thực hơn”.

Trách nhiệm của đôi bên

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo và CĐ nhiều DN đều nói, dân chủ là một trong những động lực phát triển. Mối quan tâm của các DN thường giống nhau: Tạo và giữ việc làm, thu nhập cho người lao động, đưa DN đứng vững trên thương trường; lo CN thu nhập không ổn định, thực hiện các chính sách, quy chế tại công ty không hợp lý hoặc thiếu công bằng. Thiết lập các quy chế trên chính là phát huy dân chủ thực chất. Song cần hiểu, đó cũng là trách nhiệm của hai bên, mỗi bên đều phải có nghĩa vụ thực hiện cho tròn bổn phận của mình. Trước khi đề đạt yêu cầu, CN phải tự đánh giá mức độ chính đáng và khả năng giải quyết của DN; CN làm việc giỏi thì ban giám đốc công ty càng có trách nhiệm chăm lo tốt hơn. Đó cũng là lẽ công bằng, được hai bên chấp nhận. Nhiều CN nói “chỉ cần giám đốc không ngồi mãi ở phòng máy lạnh mà chịu khó xuống hiện trường, nhà xưởng là đủ để vui rồi!”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo