xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người mẹ được ghép gan của con trai sống khoẻ sau 7 năm

N.Dung

(NLĐO) - Sau ca ghép gan từ người hiến là con trai, người mẹ vẫn sống khoẻ. Người con trai đã lập gia đình và sinh con, sống khỏe mạnh, bình thường

Chia sẻ bên lề hội thảo cập nhật tiến bộ trong phẫu thuật gan mật tụy ngày 19-4, PGS-TS Lê Văn Thành, Viện trưởng Viện phẫu thuật tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết từ ca ghép gan đầu tiên vào năm 2017, đến nay bệnh viện đã thực hiện 224 ca ghép gan. Trong số này, 97% ca ghép từ người hiến sống.

Người mẹ được ghép gan của con trai sống khoẻ sau 7 năm- Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện ghép gan cho bệnh nhân

Ca ghép gan đầu tiên từ người cho sống là con trai hiến gan ghép cho mẹ, hồi tháng 10-2017, đến nay người mẹ được ghép gan vẫn khỏe mạnh, người con trai đã lập gia đình và sinh con.

Với ca ghép gan bất đồng nhóm máu giữa người hiến và người nhận là trường hợp bà nội hiến gan cho cháu gái 15 tuổi vào tháng 11-2023, hiện sức khỏe của cả hai đều ổn định.

Cũng theo PGS Thành, trong bối cảnh nguồn gan hiến từ người chết não rất ít thì việc ghép gan thành công từ người cho sống đã mang lại cơ hội cho bệnh nhân ung thư gan và suy gan mạn tính giai đoạn cuối. Đến nay, hơn 200 người bệnh mắc bệnh lý gan mật đã được kéo dài sự sống với tỉ lệ sống 5 năm sau ghép đạt hơn 70%.

"Mục tiêu của ghép gan là để cho bệnh nhân có cuộc sống trở lại bình thường. Do vậy, sau khi được ghép gan, bệnh nhân có thể có một cuộc sống khỏe mạnh, thậm chí là không phát hiện ra đó là bệnh nhân được ghép gan"- PGS Thành nói.

Với người hiến gan, sau từ 6-12 tháng, thể tích gan trở về trạng thái 100% như trước khi hiến. Bởi gan là cơ quan duy nhất của cơ thể có thể tái tạo lại sau khi hiến, sức khỏe người hiến gan cũng trở lại bình thường.

Theo PGS Thành, dù Việt Nam đã làm chủ toàn bộ kỹ thuật ghép gan, nhưng nguồn cho từ người chết não còn rất hạn chế nên đây cũng là trở ngại lớn nhất.

Người mẹ được ghép gan của con trai sống khoẻ sau 7 năm- Ảnh 2.

Nữ bệnh nhân ghép gan hồi phục sau ca ghép

Hiện nay, mỗi năm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện khoảng 60 ca ghép gan, trong khi năng lực có thể thực hiện tới 200 ca/mỗi năm. Chi phí ghép gan tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Hiện một ca ghép gan ở Việt Nam khoảng 1,5 tỉ đồng, trong khi đó ở một số nước phát triển, một ca ghép gan khoảng 8-10 tỉ đồng, chưa tính chi phí đi lại, ăn ở.

PGS Thành cho biết bệnh viện đã và đang chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho một số cơ sở y tế, trong đó có Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Quân y 103... Bệnh viện đang đẩy mạnh ghép gan bất đồng nhóm máu để tăng nguồn hiến gan.

Tại hội thảo, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Khiêm, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết với sự phát triển của y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị những bệnh lý về gan mật, nâng cao chất lượng sống người bệnh.

Ghép gan đã đem lại hy vọng cho những bệnh nhân ung thư gan và bệnh lý gan mạn tính giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, bác sĩ Khiêm cũng cảnh báo tỉ lệ các bệnh về gan mật như: Ung thư gan, xơ gan và các biến chứng do xơ gan ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hoá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo