xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người nước ngoài vi phạm pháp luật ở Việt Nam, xử lý thế nào?

Nguyễn Hưởng

(NLĐO)- Theo chuyên gia pháp lý, Bộ luật Hình sự của nước ta được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TAND TP HCM đang xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác về những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan. 

Người nước ngoài vi phạm pháp luật ở Việt Nam, xử lý thế nào?- Ảnh 1.

Bị cáo Chu Lập Cơ tại phiên toà. Ảnh: Hoàng Triều

Trong vụ án có ông Chu Nap Kee Eric (chồng bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu thành viên HĐQT SCB;  tức Chu Lập Cơ, quốc tịch Hồng Kông, Trung Quốc) bị cáo buộc đã có sai phạm ký nhiều biên bản họp đại hội đồng cổ đông chấp thuận thế chấp tài sản của công ty bảo lãnh nợ vay cho các cá nhân, tổ chức, gây thiệt hại cho SCB số tiền 9.116 tỉ đồng.

Ngoài ông Chu Lập Cơ, cũng liên quan đến vụ án này còn có bị can Lee George Lam (quốc tịch Canada) và Henry Sun Ka Ziang (cựu phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, quốc tịch Trung Quốc) song 2 người này đã xuất cảnh khỏi Việt Nam và không rõ đang ở đâu. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định tách vụ án hình sự, tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự và tạm đình chỉ điều tra bị can đối với 2 bị can trên.

Từ trường hợp nêu trên, nhiều bạn đọc thắc mắc người có quốc tịch nước ngoài khi vi phạm pháp luật ở Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào?

Về việc này, luật sư Trần Xuân Tiền (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết Bộ luật Hình sự của nước ta được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cụ thể, tại Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên máy bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Theo quy định, người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam nếu thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì được giải quyết theo tập quán quốc tế hoặc giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Trường hợp người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam nhưng không thuộc trường hợp được miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó, hành vi giết người tại Việt Nam sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người".

Bên cạnh đó, với người nước ngoài phạm tội, Bộ luật Hình sự còn quy định một hình phạt riêng với người nước ngoài là trục xuất. Trục xuất là có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, buộc người phạm tội phải rời khỏi Việt Nam trong một thời hạn nhất định (theo Điều 37 Bộ luật Hình sự 2015).

Ngoài ra, theo luật sư Trần Xuân Tiền, trường hợp đối tượng gây án trốn ra nước ngoài, có thể là trốn về nước, cơ quan chức năng Việt Nam có thẩm quyền ra quyết định truy nã, hoặc phối hợp với cơ quan thẩm quyền quốc gia người đó đang hiện diện để truy bắt hoặc xử lý; thậm chí có thể đề nghị tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế Interpol bắt giữ, giao nộp đối tượng theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp. Sau khi bắt giữ, đối tượng có thể được dẫn độ về Việt Nam điều tra, xét xử và chấp hành hình phạt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo