xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người

NGỌC DUNG - KỲ NAM

Khánh Hòa đang điều tra tìm nguồn lây nhiễm cúm A/H5; giám sát, lấy mẫu bệnh nhân có hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng do virus; khuyến cáo người dân các biện pháp phòng chống bệnh

Ngày 24-3, bác sĩ Tôn Thất Toàn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa, cho biết nam bệnh nhân B.T.Đ (21 tuổi; trú thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; sinh viên Trường Đại học Nha Trang) mắc cúm A/H5 (còn gọi là cúm A/H5N1, cúm gia cầm) đã tử vong sau nhiều ngày phải thở máy. Đây là ca cúm A/H5 đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam từ đầu năm 2024 đến nay. CDC tỉnh Khánh Hòa đang truy xét nguồn lây nhiễm.

Nghi nguồn lây từ chim cảnh

Anh Đ. khởi phát bệnh ngày 11-3 với triệu chứng sốt, ho nhẹ và tự mua thuốc uống nhưng không giảm. Vài ngày sau, anh mệt nhiều nên vào Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa trong tình trạng sốt cao, đau bụng quanh rốn, đi cầu lỏng. Anh Đ. được chẩn đoán nhiễm khuẩn ruột, nhiễm trùng máu có dấu hiệu cảnh báo và được chuyển vào Khoa Truyền nhiễm điều trị.

Ngày 17-3, bệnh diễn biến nặng nên anh Đ. được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; được lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H5.

Nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người- Ảnh 1.

CDC tỉnh Khánh Hòa ghi nhận thông tin từ các sinh viên cùng lớp với bệnh nhân B.T.Đ. Ảnh: KỲ NAM

Theo bác sĩ Tôn Thất Toàn, CDC tỉnh Khánh Hòa đã triển khai rà soát nguyên nhân gây bệnh cho anh Đ., khoanh vùng các trường hợp nghi ngờ. Kết quả 5 mẫu bệnh phẩm lấy từ đàn gia cầm - gồm 2 mẫu ở đàn gà trong nhà bệnh nhân và 1 mẫu đàn vịt ở nhà đối diện - đều âm tính với virus A/H5.

Những người từng tiếp xúc trực tiếp với anh Đ. gồm 20 nhân viên y tế, 4 người thân (mẹ, dì, em gái), 6 bạn cùng phòng và 60 sinh viên học cùng lớp đang được theo dõi sức khỏe. Ngành y tế cũng lấy 6 mẫu bệnh phẩm là người ở cùng phòng ký túc xá với bệnh nhân để xét nghiệm, cho ra kết quả âm tính với cúm A/H5.

"Chúng tôi đã lấy mẫu nhiều gia cầm nhưng chưa xác định được nguồn lây cho bệnh nhân. Tuy nhiên, Đ. có nuôi chim cảnh. Khi bệnh nhân nhập viện, người nhà đã phóng sinh chim cảnh. Những con chim ấy không thể lấy được mẫu nên có thể nghi ngờ lây nhiễm từ nguồn này" - bác sĩ Toàn nhận định.

Ca nhiễm thứ 2 sau nhiều năm

Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết bệnh nhân Đ. là trường hợp mắc cúm A/H5 thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam.

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng ngừa. A/H5 là chủng cúm độc lực cao, gây bệnh nặng, tỉ lệ tử vong lớn (gần 50%). Đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5 lây từ người sang người.

Trước đó, vào tháng 10-2022, tại Phú Thọ đã ghi nhận 1 trường hợp mắc cúm A/H5 trên người. Tích lũy từ năm 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 người nhiễm cúm A/H5, trong đó có 65 người tử vong (50,8%).

Ông Đức thông tin theo Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước.

Để phòng chống cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không giết mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân; không buôn bán, sử dụng thịt, trứng và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa được chế biến kỹ. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết phải kịp thời báo cho chính quyền địa phương.

Theo khuyến cáo từ CDC tỉnh Khánh Hòa, người dân cần tiêm phòng đàn gia cầm đối với các bệnh được khuyến cáo để tránh bị nhiễm, lây lan dịch bệnh. Sau khi tiếp xúc với gia cầm và có các triệu chứng như sốt, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, đau mỏi cơ, đau đầu, viêm kết mạc kèm tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc co giật, khó thở hay viêm phổi thì cần đến cơ sở y tế khai báo, để có hướng cách ly, điều trị. 

Cảnh giác trong thời điểm chuyển mùa

Từ cuối năm 2023 đến nay, trên thế giới ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm gia cầm trên động vật ở tất cả các khu vực, chủ yếu là do chủng virus cúm A/H5. Tại Campuchia, các ca bệnh cúm A/H5 trên người tiếp tục được ghi nhận từ cuối năm 2023.

Trong nước, theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương. Từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 địa phương, gồm: Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Bên cạnh đó, thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển.

Bộ Y tế nhận định trong thời gian tới sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo