xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyền lợi NLĐ ở Libya về nước trước hạn

Bài và ảnh: Duy Quốc

50% lao động Việt Nam tại Libya khó trả vốn vay ban đầu do thời gian làm việc ít, thu nhập không đủ bù đắp chi phí

Dự kiến đến giữa tháng 3-2011, toàn bộ 10.482 lao động Việt Nam đi làm việc tại Libya sẽ được đưa về nước. Vấn đề dư luận quan tâm là sau khi về nước, người lao động (NLĐ) sẽ được hỗ trợ, giải quyết quyền lợi như thế nào?

 
Hỗ trợ chứ không bồi thường
 
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước đang thực hiện chi hỗ trợ ban đầu cho mỗi lao động về nước với mức 1 triệu đồng/người thông qua kinh phí tạm ứng từ doanh nghiệp (DN). Thực chất, đây là khoản tiền mà Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước có nghĩa vụ chi trả cho NLĐ vì trước khi đi, họ đã đóng quỹ 100.000 đồng/người.
 
Theo quy định tại Quyết định 144 ngày 31-8-2007 của Thủ tướng Chính phủ, NLĐ sẽ nhận được mức chi tối đa từ quỹ này là 5 triệu đồng/người. Ngoài nguồn quỹ trên, các DN cũng đang chi hỗ trợ ban đầu bình quân 1 triệu đồng/người, chưa kể tiền tàu xe, lộ phí về địa phương. Thông thường, trong các vụ rủi ro tương tự trước đây, tùy từng trường hợp, mức độ thiệt hại, các DN linh động hỗ trợ cho NLĐ từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người.
 
 
img
Lao động trở về được đại diện Vinaconex Mec tiếp đón và chi tiền hỗ trợ ban đầu tại sân bay Tân Sơn Nhất, chiều 1-3


Bên cạnh hỗ trợ của DN, số đông lao động Việt Nam tại Libya những ngày qua đều được chủ sử dụng lao động hỗ trợ tiền vé máy bay. Sắp tới, Cục Quản lý Lao động ngoài nước sẽ hướng dẫn các DN yêu cầu chủ sử dụng lao động hỗ trợ rủi ro mất việc cho NLĐ. Mức hỗ trợ dự kiến (nếu có) từ chủ sử dụng lao động Libya cho mỗi lao động khoảng từ 1-3 tháng lương cơ bản theo hợp đồng.
 
Thanh lý hợp đồng thế nào?
 
Chắc chắn những ngày tới, các DN có đưa lao động sang Libya sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng với NLĐ. Điều đáng lo là nếu cách giải quyết của DN không thỏa đáng có thể làm phát sinh tranh chấp.
 
Tổng chi phí mà NLĐ nộp trước khi sang Libya bình quân từ 35 triệu đồng đến 40 triệu đồng/người, trong đó hai khoản lớn nhất là phí dịch vụ và phí môi giới. Theo quy định hiện hành, DN có nghĩa vụ phải hoàn trả phí dịch vụ (thu mỗi năm làm việc tương ứng một tháng lương cơ bản (từ 220 USD – 250 USD/tháng) theo hợp đồng 3 năm cho NLĐ trên cơ sở khấu trừ số tháng không làm việc theo hợp đồng.
 

Đòi lương còn nợ cho NLĐ

Theo lãnh đạo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, các DN có trách nhiệm yêu cầu chủ sử dụng lao động chi trả tiền nợ lương (nếu có) khi NLĐ còn làm việc ở Libya. Hiện có khá nhiều trường hợp lao động Việt Nam tại Libya đang bị chủ sử dụng lao động nợ lương. Điển hình như 227 lao động làm việc tại Công ty Won Construction tại thành phố Derna – Libya bị chủ nợ 2 tháng lương.

Riêng phí môi giới (300 USD – 400 USD/người), DN có trách nhiệm yêu cầu đối tác tiếp nhận lao động (công ty môi giới lao động Libya) hoàn trả theo nguyên tắc nếu NLĐ làm dưới 1/2 thời hạn hợp đồng thì hoàn trả 50% (trên 1/2 thời hạn hợp đồng thì không hoàn trả). Trong trường hợp đối tác không hoàn trả, DN có nghĩa vụ trả thay cho NLĐ và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật DN.
 
Theo giám đốc một DN, trên thực tế, các DN rất khó đòi lại phí môi giới; còn nếu DN trả thay cho NLĐ thì sẽ rất khó khăn. Do vậy, riêng phí này, các DN cho rằng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để giúp họ hạn chế thiệt hại, cũng như giúp NLĐ được chi trả quyền lợi theo quy định.
 
Kịp thời có chính sách
 
Phần lớn trong số hơn 10.000 lao động sang Libya đều là lao động nghèo, chi phí sang Libya phải vay mượn từ ngân hàng. Theo cách tính của các chuyên gia XKLĐ, ở những thị trường thu nhập trung bình như Libya (bình quân 7 triệu đồng – 8 triệu đồng/người/tháng), phải mất 1/2 thời gian làm việc theo hợp đồng, NLĐ mới có thể trả xong vốn vay ban đầu.
 
Ít nhất có 5.242/10.482 lao động làm việc ở Libya có thời gian làm việc từ 13 tháng trở xuống (chiếm 50%). Như vậy, phần đông trong số lao động này sẽ không thể trả được vốn vay ban đầu do thời gian làm việc ít, thu nhập tích lũy không đủ bù đắp chi phí vay mượn trước khi đi. Áp lực về vốn vay sẽ trở thành gánh nặng đối với NLĐ và gia đình họ. Ở nội dung quan trọng này, dư luận rất đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân là sẽ đề nghị các ngân hàng khoanh nợ.
 
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, đây là việc làm rất cần thiết, giảm áp lực trả vốn vay của NLĐ. Đồng thời, cục sẽ phối hợp với các DN trong việc đưa ra các chương trình, vận động NLĐ sang các thị trường phù hợp hoặc tiếp tục trở lại Libya sau khi tình hình chính trị nước này ổn định.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo