xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không nên lạm dụng nước giải khát đóng hộp

Minh Châu- Nhất Phương

Quầy kinh doanh nước giải khát tại các siêu thị Maximark, Co.op Mart, Sài Gòn... hơn một tháng nay lúc nào cũng đông khách. Theo các siêu thị, doanh thu các mặt hàng nước giải khát tăng 30% so với mùa trước. Nét đặc biệt là hè năm nay các loại nước giải khát không có gas được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều nước ngọt (nước có gas hay nước giải khát không gas) đều không có lợi cho sức khỏe.

Đa dạng sản phẩm

Năm nay, các loại rau củ quả có tác dụng làm mát trong mùa hè được nhà sản xuất tận dụng tối đa. Trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng mới như thạch lô hội (nha đam), sinh tố lô hội, nước lô hội, nước trái nhàu... được nhiều bà nội trợ chọn mua vì ngoài tác dụng giải khát còn có thể chữa bệnh. Nước trái nhàu nguyên chất làm tăng cường sinh lực, giá khoảng 28.600 đến 42.900 đồng/hộp (700 ml), nước lô hội có tác dụng mát gan, nhuận tràng, giá trên 4.000 đồng/hộp (220 ml). Các loại nước đóng lon có thêm nước me, sương sáo, xí muội, sâm..., giá khoảng 3.000 - 4.500 đồng/lon. Chị Nguyễn Thùy Trang, Giám đốc tiếp thị Maximark, cho biết ngoài những loại nước đóng lon, năm nay trà linh chi bán chạy đột biến trong mùa nóng, sức mua tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng loại nước có gas, hương chanh được ưa chuộng nhất và nhiều công ty tung ra sản phẩm, cạnh tranh bằng nhiều “chiêu” khuyến mãi.

Tốt nhất nên uống 1-2 ly trái cây/ngày

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Khanh, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho biết các loại nước trái cây tươi như nước cam, nước dừa, nước khóm, xoài, nhãn, ổi, chôm chôm, cà chua, nho, táo... có nhiều thành phần dinh dưỡng từ trái cây thiên nhiên như vitamin C, vitamin nhóm B, các chất khoáng (K, C, Mg...), các a-xít hữu cơ, cellulose hoặc các chất chống táo bón, giảm cholesterol máu, chống tăng đường huyết. Do đó khuyến khích mọi người dùng thức uống này hàng ngày, nhất là các loại tự pha chế tại nhà như nước cam, chanh hoặc sinh tố. Tuy nhiên, vì lượng đường trong nước trái cây hơi cao nên tốt nhất chỉ uống 1-2 ly/ngày. Nước uống trái cây đóng hộp qua chế biến làm hao hụt nhiều sinh tố, đặc biệt là sinh tố C. Đối với nước ngọt có gas, thành phần thường có nước bão hòa CO2, chất tạo độ chua, màu thực phẩm, chất bảo quản, hương liệu tự nhiên hay tổng hợp, đường và nước tinh khiết. Nước ngọt có gas chỉ là nước giải khát theo khẩu vị, cung cấp năng lượng mà không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như sinh tố hay muối khoáng. Vì trong nước ngọt có gas chứa nhiều chất phụ gia, nếu uống quá 2 lon/ngày sẽ làm giảm hấp thu can-xi ở ruột và một lượng nhỏ can-xi sẽ bị thải ra nước tiểu. Nếu chế độ ăn hàng ngày thiếu can-xi thì việc uống thêm nước ngọt có gas vào sẽ làm tăng tình trạng thiếu can-xi cho cơ thể, vì thế làm tăng nguy cơ gây loãng xương. Để hạn chế tình trạng bị ngộ độc hay rối loạn tiêu hóa, nên mua nước ngọt có gas của nhà sản xuất có đăng ký sản xuất, có uy tín, có hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng bao bì và thành phần các chất có trong chai hay lon nước ngọt có gas. 

 Ý KIẾN NHÀ CHUYÊN MÔN

Người mập, trẻ em... nên hạn chế tối đa sử dụng nước ngọt có gas

Theo kiến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu đường của mỗi người trong một ngày không quá 20 g (khoảng 4 muỗng cà phê đường) nhưng lượng đường trong lon nước ngọt có gas (lon 330 ml) đến khoảng 7-8 muỗng. Do đó nên uống loại nước này có mức độ nhằm tránh tác hại của việc dư đường, nhất là đối với những người thừa cân hoặc không muốn tăng cân. Bên cạnh đó nước ngọt có gas cũng có nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì trong lúc vừa ăn vừa uống, nước ngọt sẽ làm giảm dịch vị trong dạ dày gây kém hấp thu. Mặt khác người sử dụng còn có cảm giác đầy bụng, no ngang nên ăn ít hơn. Chính vì vậy nếu trẻ uống trước bữa ăn 2 giờ sẽ biếng ăn, về lâu dài dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Đối với người có bệnh lý loét dạ dày, tá tràng, trong nước ngọt có gas chứa CO2 khi vào dạ dày gặp a-xít sẽ sản sinh ra khí CO2 làm tăng áp lực của dạ dày và dày gặp a-xít sẽ sản sinh ra khí CO2 làm tăng áp lực của dạ dày và

M.C - N.P

 Sử dụng nguyên liệu tự nhiên rất ít

PGS-TS Nguyễn Đức Lượng, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học ĐH Bách khoa TPHCM, cho biết: Nguyên liệu tự nhiên trái cây để sản xuất thức uống trái cây đóng hộp thường dưới dạng bột hoặc cô đặc. Nước uống trái cây đóng hộp hiện nay trên thị trường sử dụng nguyên liệu tự nhiên là trái cây với tỉ lệ rất thấp. Chủ yếu những thức uống này sử dụng nguyên liệu công nghiệp. Về vệ sinh an toàn thực phẩm thì không đáng lo vì sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín (ngoại trừ các cơ sở sản xuất nhỏ thủ công thường không đảm bảo vệ sinh). Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng thu được của người sử dụng loại nước uống này không đúng với đồng tiền họ bỏ ra để mua sản phẩm.                                        

K.Oanh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo