xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những điểm sáng giải ngân vốn đầu tư công ở TP HCM (*): Phối hợp nhịp nhàng

ANH VŨ - PHAN ANH

Việc phát huy lợi thế của phân cấp, ủy quyền cùng sự chủ động phối hợp với sở, ngành đã mang tới địa phương những "trái ngọt" mang tên giải ngân vốn đầu tư công

Cuối giờ chiều 4-12, nhân viên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 1 vẫn chưa có dấu hiệu "xuống ca". Ông Phạm Quách Trường Giang, giám đốc ban này, cho biết còn 26 ngày nữa để chạy nước rút nhằm hoàn thành cao nhất chỉ tiêu kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 nên ai cũng nỗ lực làm việc.

Hiệu quả của phân cấp, ủy quyền

Năm 2023, quận 1 được giao giải ngân vốn đầu tư công hơn 35,8 tỉ đồng. Đến nay, quận giải ngân hơn 31,7 tỉ đồng, đạt hơn 88,5%. 

Ông Phạm Quách Trường Giang cho biết với kế hoạch vốn được UBND thành phố giao từ đầu năm 2023, Quận ủy và UBND quận 1 đã xây dựng kế hoạch, tiến độ giải ngân chi tiết từng tháng cho các dự án để từ đó có biện pháp điều chỉnh, phối hợp với sở, ngành nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân theo đúng kế hoạch đề ra. 

"Kế hoạch phải chi li từng nội dung, cho từng tháng, từng công trình cụ thể. Việc rõ người, rõ địa chỉ nên khi thực hiện, kiểm tra, giám sát cũng rõ ràng" - ông Phạm Quách Trường Giang nói.

Trường Tiểu học Khai Minh, quận 1 cơ bản hoàn thành và sẽ đưa vào sử dụng trong năm học 2024-2025 Ảnh: ANH VŨ

Trường Tiểu học Khai Minh, quận 1 cơ bản hoàn thành và sẽ đưa vào sử dụng trong năm học 2024-2025 .Ảnh: PHAN ANH

Một yếu tố quan trọng nữa giúp tiến độ dự án, công trình được đẩy nhanh, theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 1, là sự phối hợp giữa địa phương với các sở, ngành. Khi có khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai là báo cáo, kiến nghị ngay với sở, ngành để giải quyết. 

"Năm nay, hoạt động phối hợp giữa quận và sở, ngành đã tốt và nhịp nhàng hơn rất nhiều" - ông Phạm Quách Trường Giang nhìn nhận.

Cũng theo ông Phạm Quách Trường Giang, việc Chủ tịch UBND TP HCM đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chủ tịch UBND quận quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư công nhóm C đã mang hiệu quả.

Điển hình như công trình xây dựng mới Trường Tiểu học Khai Minh. Công trình này quận được giao vốn đầu năm 2023 nhưng gặp vướng mắc về các thủ tục đầu tư. Đến đầu tháng 6, sau khi Chủ tịch UBND thành phố ủy quyền cho Chủ tịch UBND quận quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư công nhóm C thì quận 1 đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để triển khai thi công và tiến hành giải ngân vốn đầu tư công. "Thực hiện kế hoạch 60 ngày đêm về công tác giải ngân của Chủ tịch UBND thành phố, quận 1 sẽ tiếp tục phấn đấu và cam kết sẽ giải ngân trên 95% kế hoạch vốn được giao trong năm 2023" - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 1 nhấn mạnh.

Năng động trong cách làm

Một địa phương có kết quả giải ngân vốn đầu tư công cao khác là huyện Củ Chi. Bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, thông tin tổng số vốn huyện được giao giải ngân trong năm 2023 là hơn 3.338 tỉ đồng. Đến nay, các dự án do các ban của thành phố làm chủ đầu tư (gồm 6 dự án) giải ngân đạt 96,34%. Các dự án do huyện làm chủ đầu tư (khoảng 210 dự án) đến cuối tháng 11 đạt 80,3%, vượt kế hoạch.

"Số vốn cần giải ngân lớn, có nhiều dự án trọng điểm. Đây là một khó khăn đối với huyện. Do đó, huyện xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2023 của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhằm thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội" - Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết.

Theo bà Phạm Thị Thanh Hiền, trên địa bàn huyện đã và đang triển khai hơn 17 dự án đầu tư công với khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn nhằm tạo sự liên kết vùng như dự án đường Vành đai 3 TP HCM; dự án nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 8; dự án sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 7… Việc triển khai đòi hỏi phải có cách làm mới, đặc biệt là sự quyết tâm, vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị.

Để bảo đảm bàn giao mặt bằng các dự án theo yêu cầu đề ra, UBND huyện đã tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy thành lập Ban Chỉ đạo nhằm đôn đốc, kiểm tra công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công và bồi thường, giải phóng mặt bằng trong đó Bí thư Huyện ủy là trưởng ban. Ngay sau khi thành lập, Ban Chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch, thống nhất điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ công tác, bám sát thực địa, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân... "Với quyết tâm cao, sự năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, chỉ chưa đầy 5 tháng, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công phần bồi thường của 17 dự án được 2.163,018/2.351,153 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 91,99%" - bà Phạm Thị Thanh Hiền cho biết. 

(Còn tiếp)

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 4-12

Lập nhóm Zalo để trực tiếp giải quyết vướng mắc

Để công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thuận lợi, bà Phạm Thị Thanh Hiền cho hay đã chỉ đạo thành lập nhóm Zalo về công tác này. Qua đó trực tiếp chỉ đạo, giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với từng trường hợp, từng hộ dân cụ thể trong từng dự án cụ thể.

UBND huyện Củ Chi cũng yêu cầu tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại. Cùng với đó, có biện pháp giải quyết phù hợp, đúng quy định của pháp luật ngay từ cơ sở, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, nhất là tại các dự án có liên quan đến việc thu hồi đất; tăng cường công tác quản lý đất đai...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo