xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giới trẻ ngày càng hung tợn

Bài và ảnh: Phạm Dũng

Chỉ nghe kể lại mâu thuẫn, nhận được một lời thách thức hoặc đơn giản được rủ đi đánh nhau..., không ít thanh thiếu niên liền hùng hổ cầm hung khí lên đường, không cần biết mặt đối thủ, cũng không nghĩ đến hậu quả

Ngày 15-5, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP HCM cho biết đang tiếp tục lấy lời khai của Vũ Đức Tài (SN 1997; ngụ phường 13, quận Bình Thạnh) vì đã dùng dao giết chết 2 người tại một quán cà phê trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 21, quận Bình Thạnh) vào tối 14-5.

Ra tay tàn độc

Theo thông tin ban đầu, sau khi nghe Phạm Nguyễn Ngọc Trân (bạn gái của Tài) kể về việc Nguyễn Anh Thư (SN 1996, bạn gái cũ của Tài) có thái độ xem thường Trân ở quán cà phê, Tài gọi điện cho Thư hỏi: “Lúc nãy mày làm gì Trân, chờ ở đó tao tới”. Một người bạn của Thư đã giật điện thoại, thách thức: “Ngon thì tới đây!”. Khoảng 20 phút sau, Tài đến quán cà phê. Nguyễn Bình An (SN 1998, ngụ quận 1) và Phạm Thái Minh (SN 1996, ngụ quận Bình Thạnh, bạn của Thư) kêu Tài vào quán nói chuyện. Khi Tài bước vào, Minh nói: “Mày có bao nhiêu người, kêu tới đây hết đi”. Dứt lời, cả hai đánh nhau, bất ngờ Tài rút dao bấm đâm Minh. Thấy vậy, An ôm Tài lại liền bị Tài đâm liên tiếp vào người. An và Minh đã tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện, riêng Tài bị bắt khi đang chuẩn bị bỏ trốn.

 

Vũ Đức Tài tại cơ quan công an
Vũ Đức Tài tại cơ quan công an

 

Bà Nguyễn Thị Mai Trinh (SN 1969), chủ quán cà phê, kể lại: “Lúc đó, quán chỉ có vài khách. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, chưa đầy 3 phút, không ai kịp trở tay. Khi tôi nghe la ó, chạy ra thì thấy 2 thanh niên gục trên vũng máu...”.

Cũng chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt, Vương Tiến Pháp (SN 2001, ngụ quận 6) đã tìm đến tận Trường THPT Diên Hồng (quận 10) gây hấn. Bị một nhóm học sinh khối 10 của trường này đánh, Pháp đi mua xăng quyết ăn thua đủ. Nhìn thấy nhóm học sinh đứng trước trụ ATM trên đường Thành Thái (quận 10), không cần biết có mâu thuẫn với mình hay không, Pháp xông tới tạt xăng vào người em Nguyễn Phan Xuân Thiện (SN 1997, ngụ quận Tân Bình) rồi châm lửa khiến nạn nhân bị bỏng nặng.

Manh động, liều lĩnh

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Võ Như Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu - Công an TP HCM, cho biết thời gian qua, tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt xảy ra nhiều và ngày càng manh động, liều lĩnh. Từ lúc bắt đầu mâu thuẫn đến lúc hành động thường rất nhanh, có khi trong tích tắc. Đáng nói là đa số hung thủ đều có nhân thân tốt. “Cần thống kê, nghiên cứu và đánh giá thực trạng này để có phương pháp giáo dục tốt, phối hợp với nhiều ban - ngành, gia đình, nhà trường…” - ông Hà nói.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy, nguyên Phó chánh Tòa Hình sự - TAND TP HCM, lo ngại: “Thanh thiếu niên phạm tội thì thời nào cũng có nhưng gần đây các em ra tay rất tàn bạo, tước đoạt mạng người khác dễ dàng, chớp nhoáng, không mảy may suy nghĩ. Cứ được rủ đi đánh nhau là hùng hổ lên đường, dù không có mâu thuẫn, không cần biết mặt người mình sẽ đánh. Tình trạng băng nhóm, bè phái ở lứa tuổi thanh thiếu niên diễn ra rất phổ biến. Không chỉ nam mà các em nữ cũng hành động rất dữ tợn, thậm chí sử dụng cả dao. Vì sao ngày xưa cha mẹ cũng bận bươn chải, để con tự sống nhưng ít có trường hợp trẻ gây trọng án như bây giờ? Tôi nghĩ giới trẻ ngày nay tiếp xúc quá nhiều điều từ phim ảnh, internet, cái tốt, cái xấu trộn lẫn nhưng thiếu định hướng, thiếu sự quan tâm đúng mức từ gia đình, nhà trường... nên dễ lạnh lùng, vô cảm và thực hiện hành vi tàn ác”.

Từng trăn trở nhiều về bạo lực trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, PGS-TS tâm lý giáo dục Huỳnh Văn Sơn phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là do các tác động về nhân văn của nhà trường thiếu đồng bộ, hệ thống và sâu sắc. Một số trẻ chưa cảm nhận được các rung động về tình thương, lòng nhân ái và sự bao dung trong cuộc sống. Song song với những xung đột nội tại, những tác động từ bên ngoài môi trường đã dẫn đến trẻ lựa chọn hành vi bạo lực để xử lý các xung đột.

“Vì vậy, xử lý kịp thời, rốt ráo, nghiêm khắc, đầy trách nhiệm không thể chỉ nói suông mà phải xem là vấn đề thực sự cấp thiết hiện nay để có đối sách thích hợp” - ông Sơn nhận định.

 

Trường học cũng không an toàn

Sau khi thi hết môn vật lý, sáng 6-5, em Trần Quốc Toàn (lớp 12 A10 Trường THPT Nguyễn Huệ, tỉnh Gia Lai) đứng chụp hình với các bạn trong sân trường thì bất ngờ bị 3 thanh niên cầm mã tấu xông vào đâm, chém gây trọng thương.

Trưa 8-5, Nguyễn Vinh Sĩ cùng 2 thanh niên leo rào vào Trường THCS Mỹ Quý (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) để đánh nhau với Lương Trung Nghĩa (SN 1999, học sinh của trường). Hậu quả, Sĩ đã bị Nghĩa rút dao bấm đâm trọng thương.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo