xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng trăm người mất tiền vì ham lãi cao!

Theo ÁNH HỒNG - H.KHƯƠNG (Tuổi Trẻ)

Ông chủ biến mất với hơn 1,3 triệu USD của khách hàng Hàng trăm người gửi tiền để hưởng lãi suất cao tại Công ty TNHH tư vấn đầu tư Chiến Thuật (TP.HCM) đã ngã ngửa, khi chiều 16-4 kế toán trưởng của công ty đột ngột triệu tập nhà đầu tư để thông báo: "ông chủ” thật sự của công ty đã ôm tiền bỏ trốn hơn một tháng nay.

Đã có 145 người gửi tiền tại đây với số tiền lên đến hơn 1,3 triệu USD!

Bằng cú lừa lãi suất cao, "ông chủ” một công ty ôm 1,3 triệu USD biến mất, còn khách hàng gửi tiền chưa biết sự thể rồi sẽ ra sao...

Chiều 17-4, tại trụ sở Công ty TNHH tư vấn đầu tư Chiến Thuật (gọi tắt là Công ty Chiến Thuật, trụ sở đặt tại phòng 2602-2604, tầng 26, số 37 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM), hơn mười nhà đầu tư vẫn cố gắng bám trụ sở trống không của công ty này để đòi lại số tiền bị mất. Vẻ mặt thẫn thờ, chị M. cho hay chị gom góp tiền của nhiều người bạn về hưu được 15.000 USD đem gửi vào công ty để lấy lãi. Tiền vừa gửi ngày 1-4, chưa có giấy chứng nhận, giám đốc công ty đã ôm tiền bỏ trốn. Trước đó, chị gửi 1.000 USD từ 24-10-2007 và lãnh lãi được ba lần, chị tin tưởng nên gửi tiếp, nào ngờ...

Cùng cảnh ngộ với chị M., chị Q.A. cũng mất đến 6.000 USD trong khi chưa nhận được đồng lãi nào. "Toàn bộ số tiền đó là phần dưỡng già của mẹ tôi đang sống ở Huế, vừa mới rút khỏi ngân hàng đem tới gửi tại đây từ ngày 7-2 vì nghe quảng cáo lãi suất cao gấp bốn lần" - chị Q.A. than thở.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết những người đến gửi tiền tại công ty này đều do bạn bè, người thân giới thiệu. Trong số những người bị lừa có cả sư thầy, ni cô gửi tiền để lấy lãi hằng tháng.

Theo danh sách mà Công ty Chiến Thuật cung cấp, hàng trăm khách hàng đã gửi tiền tại đây với tổng số tiền 1.365.000 USD, người gửi nhiều nhất là chị T.T. Y.: 267.000 USD. Đáng chú ý, có đến 47 khách hàng chỉ mới "nộp" tiền cho công ty từ đầu năm 2008, nghĩa là chưa từng nhận được lãi lần nào với tổng số tiền 449.000 USD.

Giám đốc bỏ trốn nhưng kế toán vẫn nhận tiền

img
Thư báo, giấy xác nhận, hình ảnh của công ty đầu tư lừa

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều người cho biết chiều 16-4, kế toán trưởng công ty đột ngột triệu tập những người gửi tiền đến trụ sở công ty, đồng thời thông báo ông Ng Kwock Fai - "ông chủ” thật sự của công ty - đã bỏ trốn từ ngày 14-3, đem theo toàn bộ tiền bạc. Tài sản còn lại của Công ty Chiến Thuật là... bàn ghế, vài bức tranh cùng mấy cái máy tính, máy photo, máy in. Kế toán trưởng Trần Thục Trinh và một số nhân viên nói rằng chính họ cũng là nạn nhân của vụ lừa đảo này nên không có cách giải quyết.

Bà Trinh cho biết ngày 14-3, ông Fai thông báo đi công tác nước ngoài tới nay không thấy quay trở lại. Bà thử liên lạc bằng nhiều cách nhưng không được. Trong thời gian đó, công ty vẫn tiếp tục huy động tiền của khách hàng mới để trả lãi cho khách hàng cũ, đến nay số tiền đã cạn, ông Fai vẫn biệt vô âm tín. Đoán biết sự việc nên bà đã thay mặt công ty triệu tập những người gửi để thông báo tình hình. Đến cuối tháng này, công ty cũng phải bàn giao lại văn phòng cho chủ cao ốc.

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch & đầu tư TP.HCM cấp ngày 4-4-2006, Chiến Thuật là công ty TNHH có hai thành viên trở lên, tên tiếng Anh là Tactics Investment Consulting Service Company Limited, vốn điều lệ 5 tỉ đồng. Công ty được hoạt động tư vấn đầu tư và môi giới thương mại, trừ tư vấn tài chính, kế toán. Trong khi đó, công ty này lại phát hành sản phẩm RMP1, theo phương thức huy động USD của khách hàng với lãi suất cao ngất ngưởng: 20%/năm.

Để lấy lòng tin khách hàng, người ta giới thiệu Chiến Thuật là công ty con của Tập đoàn đầu tư Richmark International, có trụ sở tại Canada nhưng đăng ký tại British Virgin Islands. Muốn trở thành khách hàng của Công ty Chiến Thuật, khách hàng phải có tối thiểu 1.000 USD và được tính là một tài khoản mini, nếu gửi 5.000 USD khách hàng sẽ được tính là một unit. Sau ba tháng gửi tiền, khách hàng sẽ được nhận lãi suất lần đầu, những tháng tiếp theo trả lãi mỗi tháng một lần.

Khi đóng tiền, khách hàng sẽ "nhận tạm" một bản chứng nhận bằng tiếng Anh. Sau đó khoảng một tuần nhận được bản chứng nhận đã ký quĩ với miếng dán đỏ có logo của Richmark và một bản phụ lục hợp đồng cam kết khách hàng sẽ được hưởng 100% lợi nhuận mà không bị trừ phí quản lý tài khoản.

Công an vào cuộc

Chiều 17-4, Công an P.Bến Nghé và Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Q.1 đã có mặt tại văn phòng Công ty Chiến Thuật để lấy lời khai các nạn nhân, nhân viên công ty và thu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan.

Theo hồ sơ, Công ty Chiến Thuật do ông Trần Vỹ Quyền (1957, ngụ P.7, Q.Tân Bình) làm giám đốc, gồm ba thành viên: Trần Vỹ Quyền (góp 3,25 tỉ đồng), Trần Mỹ Phụng (góp 1,5 tỉ đồng) và Kiều Công Tốt (góp 250 triệu đồng). Theo tìm hiểu, ông Trần Vỹ Quyền chỉ là giám đốc trên danh nghĩa, mọi hoạt động của công ty do ông Ng Kwock Fai (quốc tịch Trung Quốc) và bà Trần Thục Trinh (kế toán trưởng công ty) điều hành. Công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 6-2006.

Theo tường trình của bà Trần Thục Trinh gửi cơ quan điều tra, bà Trinh cũng chỉ là người làm thuê theo sự chỉ đạo của Trần Vỹ Quyền và Ng Kwock Fai. Tuy nhiên, căn cứ lời khai các nạn nhân và hồ sơ thu giữ tại công ty cho thấy tất cả mọi hoạt động tài chính của công ty từ việc thu tiền của khách hàng, ký giấy biên nhận, ra giấy hẹn... đều do bà Trần Thục Trinh thực hiện.

Giải thích về việc tại sao biết ông Ng Kwock Fai bỏ trốn nhưng vẫn thu tiền của khách hàng, bà Trinh cho rằng "do khách hàng thúc ép lấy tiền lãi nên phải lấy tiền của người gửi sau trả lãi cho người trước". Chiều 16-4, trước áp lực của đông đảo khách hàng, giám đốc Trần Vỹ Quyền và kế toán trưởng Trần Thục Trinh ký xác nhận có nhận của khách hàng với số tiền trên 1,3 triệu USD (chủ yếu huy động từ năm 2007 và đầu 2008).

Theo nhận định của cơ quan điều tra, đã có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty Chiến Thuật. Mặc dù không được phép huy động tài chính nhưng Công ty Chiến Thuật đã thành lập một mạng lưới "tư vấn viên" huy động ngoại tệ gửi vào công ty để hưởng lãi suất cao. Thực tế sau khi gom được tiền, Công ty Chiến Thuật không trả lãi mà chiếm đoạt.

Cho đến cuối ngày 17-4, cơ quan điều tra xác định sơ bộ có 145 người đã nộp tiền cho Công ty Chiến Thuật với tổng số tiền trên 1,3 triệu USD.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo