xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hòa Phát thừa nhận sai sót

Bài và ảnh: Nguyễn Quyết

Bầu Kiên bị cáo buộc lừa bán 20 triệu cổ phần đang thế chấp trong ngân hàng. Trong khi đó, đại diện Thép Hòa Phát thừa nhận biết việc này nhưng do… sơ suất nên đã để xảy ra

Ngày 26-5, phiên tòa xét xử vụ Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư ACB) và đồng phạm bước vào ngày làm việc thứ sáu với phần thẩm vấn của luật sư đối với các bị cáo và một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

“Quên” thông báo với hệ thống

Liên quan đến tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phiên tòa có nhiều thông tin bất ngờ từ chính phía được cho là bị hại. Theo cáo trạng, Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) sở hữu gần 30 triệu cổ phần của Công ty CP Thép Hòa Phát (Thép Hòa Phát). Tháng 5-2010, ACBI thế chấp hơn 22,4 triệu cổ phần này cho ACB. Tháng 4-2012, ông Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát) và ông Trần Tuấn Dương (Tổng Giám đốc Thép Hòa Phát) đề nghị bán lại 20 triệu cổ phần Thép Hòa Phát nhằm tăng sở hữu vốn của tập đoàn này tại các công ty thành viên. Sau đó, ACBI ký hợp đồng bán 20 triệu cổ phần cho Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát và nhận 264 tỉ đồng. Cáo trạng cáo buộc các bị cáo biết rõ cổ phần thế chấp nhưng vẫn bán cho Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tại phiên tòa, ông Mai Văn Hà, Phó Tổng giám đốc đại diện Thép Hòa Phát, xác nhận đã biết rõ việc số cổ phần này đang được thế chấp tại Công ty Chứng khoán ACB (ACBS). Chính ông Hà ký vào giấy đề nghị phong tỏa 20 triệu cổ phần bị thế chấp cùng với ACBI. Tuy nhiên, sau đó… quên không thông báo với hệ thống văn thư nên toàn hệ thống công ty không biết.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên trả lời thẩm vấn trước tòa ngày 26-5. (Ảnh chụp qua màn hình)
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên trả lời thẩm vấn trước tòa ngày 26-5. (Ảnh chụp qua màn hình)

Bị luật sư truy hỏi về sơ suất của phía Hòa Phát trong việc thông tin không đầy đủ tới lãnh đạo, ông Trần Tuấn Dương nói: “Sơ suất không phải từ phía tôi mà do anh Mai Văn Hà. Lúc đó, tôi không biết. Chính vì không biết cổ phần đã bị phong tỏa nên khi hai bên ký kết hợp đồng, tôi chỉ xác nhận”.

Theo bị cáo Kiên, phía ACBI không có sai sót nào mà sai sót này xuất phát từ chính phía Thép Hòa Phát. Bị cáo Kiên nói: “Anh Long là một doanh nhân lớn ở Việt Nam, với rất nhiều năm kinh nghiệm và bản lĩnh, tôi tin rằng không có ai có thể lừa được anh ấy. Là chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, anh Long phải biết mọi việc do cấp dưới của mình làm. Tôi hoàn toàn tin là anh Long biết”.

Biện hộ cho mình, bị cáo Kiên nói không có nhu cầu bán cổ phần tại Thép Hòa Phát vì đây là một dự án tốt, đang có lãi và rất có tương lai. Bị cáo đồng ý việc này như là một sự giúp đỡ với anh Long. “Tôi không thiếu tiền để phải chiếm đoạt tiền của người khác trong bất kỳ trường hợp nào” - bị cáo Kiên khẳng định.

Ngân hàng Nhà nước thoái thác trả lời

Liên quan đến hành vi trốn thuế, bị cáo Kiên cho rằng giám định của giám định viên Bộ Tài chính có một số nội dung sai cơ bản, quên những quy định tối thiểu của pháp luật…

Bị cáo Kiên đề xuất bổ sung phụ lục hợp đồng của Công ty B&B, biên bản xác nhận số lỗ của Công ty B&B vì 2 tài liệu này phản ánh đúng bản chất hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu không có 2 tài liệu này, kết luận giám định là “vô nghĩa và sai sự thật”.

Một tài liệu khác liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng được bầu Kiên yêu cầu, đó là ACB phải họp để tiến hành giải chấp. Sau nhiều lần yêu cầu, ACB đã tổ chức cuộc họp để giải quyết việc này. Tuy nhiên, trong hồ sơ của CQĐT đã không nêu nội dung này. Đây là lý do mà ngay từ đầu phiên tòa, bị cáo Kiên yêu cầu bổ sung một số bút lục lời khai của chị Đinh Ngọc Lâm, Giám đốc ACB Chi nhánh Thăng Long. Chiều 26-5, chị Đinh Ngọc Lâm được triệu tập đến tòa đã xác nhận có cuộc họp cũng như những nội dung về đề nghị giải chấp 20 triệu cổ phần như bầu Kiên nêu.

Tại phiên tòa, dù được các luật sư hỏi nhiều nội dung song đại diện Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thoái thác trả lời. Riêng Huỳnh Thị Huyền Như vẫn sử dụng điệp khúc “không trả lời vì đã trả lời CQĐT”. Trong khi đó, đại diện ACB cho hay chỉ đòi VietinBank trả khoản tiền 718 tỉ đồng, chưa hề có văn bản nào yêu cầu ông Nguyễn Đức Kiên phải bồi thường.

Không hiểu vì sao bị truy tố

Bị cáo Kiên cho biết: “Sau 21 tháng bị tạm giam, đến hôm nay tôi vẫn không hiểu vì sao bị cơ quan CSĐT kết luận vi phạm pháp luật và VKSND Tối cao truy tố tội cố ý làm trái”. Bị cáo Kiên cho rằng vai trò của mình ở ACB được phân biệt thành 2 thời kỳ. Từ năm 1993-2008, bị cáo hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của ACB. Sau năm 2008 đến thời điểm bị bắt, bị cáo chỉ tư vấn cho HĐQT trong hoạt động điều hành. Chức danh này không có giá trị trong việc đưa ra các quyết định của Thường trực HĐQT hoặc ban điều hành ACB.

“Với vai trò là thành viên hội đồng sáng lập, tôi không có quyền. Thực tế, tôi không chỉ đạo bất cứ thành viên nào trong ban điều hành và trong Thường trực HĐQT ACB” - bị cáo Kiên nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo