xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi nào một người bị bắt khẩn cấp?

Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ)

(NLĐO) - Vừa qua, Công an TP HCM đã bắt khẩn cấp Phan Công Khanh (SN 1994, tức Khanh "Super"). Nhiều bạn đọc đã thắc mắc việc bắt khẩn cấp và tạm giữ có gì khác nhau hay không?

Theo điều 109 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định về các biện pháp ngăn chặn thì:

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Như vậy, bắt người là một biện pháp ngăn chặn và không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND; quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND; trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Khi nào một người bị bắt khẩn cấp? - Ảnh 1.

Phan Công Khanh, người vừa bị bắt khẩn cấp

Việc bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể: 

Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

- Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng; hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Người cùng thực hiện tội phạm; hoặc bị hại, hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy, xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

- Có dấu vết của tội phạm ở người; hoặc tại chỗ ở; hoặc nơi làm việc; hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm; xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, nếu xét thấy cần thiết; những người quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 110 ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho VKSND cùng cấp; kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, trong thời hạn 24 giờ phải thông báo ngay cho: Gia đình người bị giữ, bị bắt; Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài; thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam; để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.

Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn; người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.

Hồ sơ đề nghị VKSND phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gồm:

a) Văn bản đề nghị VKSND phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ;

b) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;

c) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;

d) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

đ) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Vậy khi nào một người bị tạm giữ?

Điều 117 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 59, người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

Không được bắt giữ người vào ban đêm

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:

"Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã." Trong đó, ban đêm được hiểu là từ 22 giờ đến 6 sáng hôm sau.

Nếu không phải là trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang truy nã; công an tuyệt đối không được bắt giữ người vào ban đêm. Mọi hành vi bắt giữ người vào ban đêm, nếu không thuộc hai trường hợp nêu trên; đều được coi là trái luật và người bị bắt có quyền yêu cầu khiếu nại, bồi thường thiệt hại.

Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa đưa ra hướng dẫn; giải thích chính thức nào về việc không được bắt giữ người vào ban đêm. Tuy nhiên, có thể hiểu, việc pháp luật cấm bắt giữ người vào ban đêm nhằm đảm bảo trật tự; tránh gây xáo trộn; ảnh hưởng đến những người xung quanh; bởi ban đêm là thời điểm hầu hết mọi người đều đang ngủ.

Hơn nữa, việc bắt giữ người vào ban đêm còn không đảm bảo tính công khai; minh bạch của hoạt động bắt giữ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo