xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không đủ điều kiện hoạt động

Nguyễn Phan

Trường hợp bị chấm dứt hoạt động, các trẻ tại cơ sở Ngôi nhà Hạnh Phúc sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng, học văn hóa, học nghề tại các cơ sở bảo trợ xã hội khác

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP HCM về tình hình hoạt động cơ sở Ngôi nhà Hạnh Phúc.

Hoạt động chưa xin phép

Theo báo cáo, cơ sở Ngôi nhà Hạnh Phúc (B7/16AD4, tổ 129, ấp 3, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) do vợ chồng ông Nguyễn Văn Hoàng (SN 1970) và bà Ngô Thị Kim Vân (SN 1966) làm chủ. Ông Hoàng và bà Vân mua lại mảnh đất trên của ông Đỗ Văn Lung để xây nhà ở với hình thức mua bán giấy tay. Đất thuộc diện quy hoạch giải tỏa chưa đền bù của dự án đô thị Hạnh Phúc. Cơ sở là căn nhà cấp 4, gác lửng, mái tôn, vách tường, trần nhà đóng la-phông, diện tích 110 m2, cộng thêm phần đất trống lợp mái tôn kế bên nhà với diện tích 100 m2 do ông Hoàng, bà Vân thuê của ông Lung (1 triệu đồng/tháng, thời gian thuê từ năm 2011 đến nay).

Tháng 2-2006, ông Hoàng và bà Vân bắt đầu mở điểm giữ trẻ. Thời điểm đó, cơ sở chỉ nuôi giữ khoảng 5 trẻ. Từ năm 2010, số lượng trẻ tăng lên, hiện nay là 32 người. Độ tuổi lớn nhất là 23, nhỏ nhất là 7, trong đó có 24 trẻ dưới 16 tuổi. Đa số đều là trẻ mồ côi hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Khi vợ chồng ông Hoàng tiếp nhận trẻ, ngoài giấy khai sinh, trẻ không có giấy tờ nào khác. Hiện ông Hoàng vẫn giữ liên lạc với gia đình các trẻ.

Cuối năm 2013, UBND xã Bình Hưng đến kiểm tra cơ sở Ngôi nhà Hạnh Phúc. Phát hiện nơi đây chưa có giấy phép hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, UBND xã đề nghị ông Hoàng ngưng hoạt động nuôi giữ trẻ không phép và phải giao trả các trẻ về với gia đình trong thời gian 7 ngày.

 

Các cháu nhỏ tại cơ sở Ngôi nhà Hạnh PhúcẢnh: Hoàng Triều
Các cháu nhỏ tại cơ sở Ngôi nhà Hạnh PhúcẢnh: Hoàng Triều

 

Bảo đảm quyền lợi cho trẻ

Cho rằng hiện các trẻ đang đi học và gia đình các trẻ đều ở xa, ông Hoàng đề nghị gia hạn thời gian giao trả các trẻ đến ngày 31-5-2015.

Tuy nhiên, ngày 3-6, UBND xã Bình Hưng kiểm tra tình hình giao trả trẻ về gia đình, nhận thấy ông Hoàng vẫn chưa thực hiện nên tiếp tục đề nghị ông Hoàng giao trả trẻ, thời hạn thực hiện trước ngày 15-6. Ngày 9-6, ông Hoàng và bà Vân có đơn cứu xét gửi Sở LĐ-TB-XH TP. Sở đã chuyển đơn đến UBND huyện Bình Chánh xử lý và báo cáo kết quả theo thẩm quyền. Phòng

LĐ-TB-XH huyện Bình Chánh cũng cho biết cơ sở Ngôi nhà Hạnh Phúc không đáp ứng điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội tại Nghị định 68 và Nghị định 81.

Theo bà Nguyễn Thị Liên, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP, hiện sở đang làm việc với UBND huyện Bình Chánh để có hướng xử lý đối với cơ sở Ngôi nhà Hạnh Phúc. Trường hợp chấm dứt hoạt động cơ sở thì vẫn bảo đảm quyền và lợi ích đầy đủ cho trẻ theo quy định. Đối với trẻ có gia đình, nếu gia đình có điều kiện thì giải quyết hồi gia; trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sẽ tiếp nhận trẻ vào chăm sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Đối với những trẻ đang theo học văn hóa, học nghề thì sẽ tiếp tục học văn hóa, học nghề. Ngoài ra, các công tác giáo dục, sinh hoạt văn hóa, thể chất được bảo đảm, duy trì. Cũng theo bà Liên, trước khi chuyển đến các cơ sở bảo trợ xã hội khác, trẻ và thân nhân, gia đình sẽ được tư vấn tâm lý.

 

Chỉ có 32/53 cơ sở bảo trợ có phép

Theo số liệu của Sở LĐ-TB-XH TP HCM, hiện trên địa bàn TP có 53 cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, trong đó có 32 cơ sở đã được cấp phép. Năm 2013, sở đã tổ chức đoàn kiểm tra hoạt động các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập. Theo đó, đối với những cơ sở đủ điều kiện hoạt động nhưng chưa thực hiện thủ tục cấp phép, đoàn kiểm tra hướng dẫn làm thủ tục. Những cơ sở không đủ điều kiện hoạt động (vật chất không bảo đảm, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng chưa phù hợp...), đoàn kiến nghị UBND TP chấm dứt hoạt động nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi của trẻ. Đoàn cũng chấm dứt hoạt động các đơn vị không đủ điều kiện, cụ thể: Công ty TNHH Nhà hộ sinh Thiện Phước (quận 9), cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại ấp Xóm Chùa (xã An Phú, huyện Củ Chi); cơ sở nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật (tâm thần) và trẻ em tại chùa Pháp Bình (huyện Bình Chánh).

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo