xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người dân không hỗ trợ nạn nhân bị cướp có đáng trách?

Luật sư Nguyễn Thành Công

(NLĐO) - Nhóm cướp giật kéo lê nạn nhân để lấy cọc tiền, xung quanh ít nhất 10 người đứng nhìn không một hành động hỗ trợ, thực sự làm nhiều người sốc khi xem clip.

Tuy nhiên, ứng xử như thế nào khi bị cướp giật hoặc chứng kiến người khác bị cướp giật là câu hỏi đang được đặt ra.

Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích một số quan điểm, tình huống ứng xử khi gặp sự việc cướp giật trên đường phố.

Có rất nhiều nguyên nhân từ sự phát triển xã hội kéo theo việc tăng cường tội phạm cho đến hạn chế trong quản lý nhà nước, xử lý tội phạm cũng như trong tinh thần của người dân khi đối diện, chứng kiến hành vi cướp giật trong đó có thái độ bàng quan của một bộ phận người dân. Trong phạm vi ý kiến này tôi chỉ nói về ứng xử của người trực tiếp bị cướp giật và thái độ cần có của người chứng kiến.

Theo clip của vụ cướp giật thì 1 thanh niên bị 1 nhóm giật giỏ nhưng cố gắng trì níu và bị lôi đi vài chục mét cho đến khi tên cướp giật trực tiếp ngã xuống đường, lập tức 1 xe hỗ trợ xông vào chèn người thanh niên và bọn chúng đã tẩu thoát.

Các đối tượng đang thực nghiệm hiện trường vụ dàn cảnh cướp tiền trên đường Bàn Cờ, quận 3-TP HCM.
Các đối tượng đang thực nghiệm hiện trường vụ dàn cảnh cướp tiền trên đường Bàn Cờ, quận 3-TP HCM.

 

Chứng kiến vụ việc có hàng chục xe gắn máy với hàng chục người là người đi đường đã không có bất cứ hành động nào ngăn cản hay hỗ trợ người bị nạn. Vụ việc xảy ra trong khoảng 13-15 giây, tức rất nhanh và quyết liệt. Rất may người thanh niên bị nạn không bị thương tích gì, chỉ rách quần ở đùi (có thể bị thương nhẹ).

Theo tôi, ứng xử của người bị nạn như thế là phù hợp vì vật bị giật rất khó rời tay và người này đã giữ lại được nhưng quả thật là rất nguy hiểm cho sức khỏe tính mạng nếu trong quá trình trì kéo mà bị té ngã xuống đường. Bởi đã có trường hợp tử vong vì sự chống cự này.

Như vậy, cần phải xem xét tính tương quan trong sự chống cự, phản ứng của nạn nhân. Phải xác định ngay lập tức về vấn đề này dựa trên nguyên tắc sự an toàn cho bản thân là quan trọng nhất. Nếu phản ứng thiếu an toàn thì nên… buông. Nói thì dễ còn thực tế khi bị cướp giật, chỉ trong tích tắc không đến 1 giây đã phải có quyết định ứng phó ngay nên đa phần nạn nhân không kịp suy nghĩ mà chỉ phản ứng theo bản năng. Đầu tiên là sự giằng, giữ, trì kéo lại tài sản bị giật hoặc đã bị giật mất thì la hét, tri hô hoặc chỉ …..ú ớ.

Anh Đỗ Đức Hải đang kể lại vụ việc bị móc túi, kéo lê với công an
Anh Đỗ Đức Hải đang kể lại vụ việc bị móc túi, kéo lê với công an

Bản năng ấy từng người là khác nhau nên phản ứng cũng khác nhau. Vì thế cũng nên đặt ra sự chuẩn bị tinh thần và sự ứng phó bằng luyện tập cho bản thân khi ở trong các tình huống đặc biệt. Chúng ta cần biết, nếu có sự chuẩn bị thì ngay giây đầu tiên ta đã xác định được tình trạng mà bản thân ở trong hoàn cảnh nào vì vậy ứng xử sẽ nhanh hơn.

Tức thời gian lúc này tính bằng giây và ít hơn 1 giây cho ứng phó. Nếu được rèn luyện thì chỉ cần đối diện với sự tác động ngoại lực thì phản xạ của ta sẽ nghĩ ngay đến sự đe dọa của bản thân khi bị lâm vào tình trạng này để có xử sự phù hợp. Vì vậy rất cần thiết với từng cá nhân là sự chuẩn bị tinh thần lẫn tư thế để đối phó là chống cự hay buông bỏ trước sự tác động của bọn cướp giật.

Ở góc độ của người chứng kiến, đã từng có các trường hợp người đi đường lao thẳng xe vào bọn cướp giật và bắt được chúng. Tuy nhiên hậu quả là rất nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của chính người đó. Chưa nói là sự trả thù trong nhiều trường hợp mà không thể không tính đến. Bản thân tôi, không cổ súy cho trường hợp chống cự mà gây nguy hiểm cho bản thân.

Một đối tượng được áp giải đến hiện trường vụ kéo lê, móc túi trên đường Bàn Cờ, quận 3
Một đối tượng được áp giải đến hiện trường vụ kéo lê, móc túi trên đường Bàn Cờ, quận 3

Chưa nói đến nếu phản ứng thái quá gây đến việc thiệt hại tính mạng của kẻ cướp nhưng có khi người gây ra lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Vậy ứng xử phù hợp trường hợp này là gì? Nếu ta chứng kiến và trong khả năng có thể ngăn cản được hành vi cướp giật bằng ngăn cản, xô ngã, tri hô thì rất nên thực hiện.

Kẻ cướp sẽ phải bàng hoàng khi cả một lực lượng đông đảo người đi đường hợp sức chống lại chúng. Ngoài ra hoàn toàn có thể quay phim, chụp hình hoặc sử dụng camera hành trình trên các ô tô, mô tô để chuyển đến cơ quan chức năng tố cáo, yêu cầu xử lý. Bản thân các cơ quan Công an thụ lý các vụ việc tố cáo dạng này cần có thái độ đề cao thiện chí, tạo điều kiện thuận lợi hay chí ít là thái độ không gây khó khăn cho người tố cáo mà có hẳn chế độ đãi ngộ, khuyến khích sự tố cáo.

Chỉ khi người dân thấy được sự dễ dàng làm việc với công quyền, không bị gây khó dễ, mất thời gian thậm chí có ích lợi thì sự hợp tác sẽ rất cao và hiệu quả. Hẳn nhiên, việc phá án giữ gìn trật tự trị an từ sự hợp tác chặt chẽ của người dân sẽ giúp cho việc bảo vệ trật tự an toàn xã hội được dễ dàng, cả bọn tội phạm cũng e dè khi có ý định thực hiện hành vi phạm tội.

Như vậy, cần đồng bộ giữa nạn nhân, người chứng kiến lẫn các cơ quan chức năng khi xử lý vụ việc phải có tinh thần đối phó và giải quyết vấn nạn này thì dần dần tình hình sẽ thay đổi.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo