xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xóa hàng rào công viên!

(Theo Tiền Phong)

Công viên vốn là nơi để mọi người vào vui chơi, giải trí. Nhưng ở nước ta nhiều năm qua, công viên là chốn “kín cổng cao tường”, ra vào đều phải mua vé, thậm chí nhiều trạm vé.

Diện tích công viên, cây xanh tại Thủ đô còn thấp, thế nhưng nhiều công viên của Hà Nội lại vắng hoe. Giá trị của những “vườn công” này chưa được khai thác đúng mức chính bởi những hàng rào sắt lạnh lẽo và những tấm vé vào cửa vô lý!

Comple thu vé- quần đùi... thì tha!

Ông Nguyễn Trung Kiên, GĐ Cty Công viên Thống nhất thừa nhận, TP quy định: Đối với những người cao tuổi, người khuyết tật, thanh thiếu niên... nếu có nhu cầu tập luyện dưỡng sinh, thể dục, thể thao thường xuyên vào trước 8h sáng và từ 16h đến 19h thì công viên không thu tiền vé. Các đối tượng khác vào công viên sẽ phải mua vé vào cổng 1.000 đồng (với trẻ em) và 2.000 đồng (với người lớn).

Nghịch lý ở chỗ: những người thường xuyên vào công viên hay nói vui là “đối tượng mặc quần đùi” thì được miễn phí, những người thi thoảng mới vào - “đối tượng mặc comple”thì lại phải mua vé.

Như vậy, hóa ra công viên Thống nhất là công viên riêng của những cư dân sống gần đó. Điều này tạo ra sự phân biệt đối xử trong hưởng thụ phúc lợi xã hội. Thêm nữa, việc thu cũng được và không thu cũng chẳng sao đã tạo kẽ hở trong quản lý thu vé vào cổng.

Và điều quan trọng hơn, “tấm vé” vào cửa và những hàng rào sắt cao quá đầu đang biến công viên trở thành một “đặc khu”.

Theo báo cáo của công viên này, năm 2004 số lượt người vào công viên chỉ đạt 420.000 lượt người, trung bình mỗi ngày công viên đón trên 1.000 lượt khách. Với diện tích gần 500.000m2 thì lượng khách vào công viên như vậy là quá ít ỏi.

Hà Nội hiện có khoảng 60 vườn hoa công viên, trong đó những công viên thu vé vào cổng là: Bách Thảo, Thống Nhất, Thủ Lệ, Tuổi Trẻ, Công viên nước và mới đây là công viên Nghĩa Đô.

Ngoài hai công viên đặc thù là Vườn thú (Công viên Thủ Lệ) và Công viên nước có dịch vụ tương đối hoàn chỉnh nên thu hút được lượng khách đông (trong đó có nhiều khách ngoại tỉnh), các công viên còn lại đều rất vắng khách.

TPHCM - một năm sau ngày xóa bỏ hàng rào

Với hơn 60 công viên lớn nhỏ tại TP HCM, đã một thời gian dài những hàng rào cũng ngăn cách người dân tìm đến nghỉ ngơi, giải trí. Giải thích lý do tại sao lại phải ngăn công viên như thế, nhiều cán bộ quản lý đã trả lời rằng, để giảm tệ nạn xã hội (TNXH).

Tuy nhiên, thực tế TNXH có giảm được không? Trong những năm 2002, 2003 trên địa bàn TP HCM, nơi được coi là điểm nóng nhất về TNXH vẫn lại là những công viên!

Năm 2003, UBND TP HCM đã có chủ trương xóa hàng rào công viên. Ban đầu chủ trương này bị nhiều ý kiến phản đối từ phía các đơn vị chủ quản, lý do duy nhất là việc thu tiền từ bán vé và kinh doanh một số hoạt động dịch vụ là một nguồn thu không nhỏ của các đơn vị này.

Tuy nhiên, do nhiều người dân đồng tình với chủ trương của UBND TP HCM nên việc xóa bỏ hàng rào đã được thực hiện. Đánh giá về việc tháo dỡ hàng rào, ông Phạm Văn Hiếu- Phó giám đốc Cty công viên cây xanh TP HCM, đơn vị quản lý 20 công viên lớn tại TP cho biết: “Từ ngày xóa bỏ tường rào công viên, số lượng người tới với các công viên do chúng tôi quản lý đã tăng khoảng 20- 30%.

Nhưng để làm được điều này thì song song với việc xóa bỏ tường rào, chúng tôi phải tăng cường các công tác bảo vệ, xây dựng môi trường công viên thực sự là nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao lành mạnh. Chúng tôi đã phối hợp với chính quyền các địa phương truy quét, xóa bỏ các tụ điểm tệ nạn xã hội, tổ chức bảo vệ, giám sát từng công viên 24/24”.

Công viên Tao Đàn, nằm tại trung tâm TP HCM cũng một thời nổi tiếng với các tệ nạn xã hội giờ đây đã thực sự là nơi thu hút không chỉ người dân các khu vực lân cận mà còn nhiều du khách đến từ phương xa.

Tại công viên Hoàng Văn Thụ, một công viên do quận Tân Bình quản lý- anh bảo vệ Hồ Viết Thành cho biết: “Từ ngày xóa bỏ hàng rào, lượng khách đến công viên tăng hẳn. Nhờ bà con đông như vậy nên những kẻ nghiện hút bỏ đi nơi khác, an ninh trật tự tốt hơn hẳn so với trước”.

Còn tại công viên Gia Định, từ ngày xóa bỏ hàng rào những người dân nơi đây đã có chỗ để chủ động tập luyện thể thao, dưỡng sinh… Tâm lý hàng rào ngăn cách không có nên số người tham gia tập luyện tại đây ngày càng tăng…

“Chỉ hơn 1 năm xóa hàng rào công viên, tuy chưa có tổng kết cụ thể, nhưng theo tôi, chủ trương này đã nhận được sự đồng tình rất cao của người dân và còn việc tạo nguồn thu, chúng tôi vẫn có được nhờ tổ chức các hội chợ, lễ hội hay triển lãm.

Tôi cho rằng việc xây dựng công viên gắn chặt với đời sống người dân là thể hiện một phong cách văn minh, hiện đại mà TP đang hướng tới. Vì thế, hiệu quả thực sự của công viên khó mà có thể đo được bằng con số cụ thể”- Ông Phạm Văn Hiếu cho biết.

Hà Nội - Nên sớm bỏ hàng rào công viên!

Còn ở Hà Nội, người dân đã rất quen với hình ảnh cánh cổng chính công viên Thống nhất luôn khóa 300 ngày, 60 ngày còn lại trong năm được mở phục vụ lễ hội, triển lãm, ngày lễ, tết.

Tại cổng chính phía đường Trần Nhân Tông, cánh cửa được khóa bằng chiếc khóa cối to lù lù, các cánh cửa còn lại được cột lại bằng xích. Duy nhất một cánh cửa phụ được mở nhưng bước chân vào công viên khách đã bị chặn ngay bởi tấm rào sắt và hai nhân viên kiểm tra vé.

Bên cánh cổng phụ, một tấm biển nguệch ngoạc “Trông giữ xe” và một quán cóc áp ngay lối đi. Nhìn cảnh đó, khách đã ngán đến đỉnh đầu!

Tại cổng phía đường Lê Duẩn, được trang trí khá đẹp với đèn, cây cảnh... nhưng cánh cửa cũng được khóa chặt từ tháng này qua tháng khác đến mức hoen gỉ.

Làm tăng thêm sự “khó gần” của công viên còn phải kể đến bức rào sắt cao 2m, có bịt sắt nhọn dài hun hút...

Ông Kiên lý giải, việc bán vé hiện đang là nguồn thu để chi trả cho gần 50 nhân viên bảo vệ, làm dịch vụ trông xe tại công viên.

Tương tự, ông Đỗ Cao Mại, Tổng GĐ Cty TNHH Công viên cây xanh cũng cho rằng, khoản thu vé chỉ đủ nuôi số anh em bảo vệ hai công viên Nghĩa Đô và Bách Thảo.

Cụ thể, công viên Nghĩa Đô trong tháng 10/2005 chỉ thu được 7 triệu đồng. Bách Thảo mỗi tháng thu được 16 triệu đồng. Số tiền này không đáng kể!

Ông Mại cho biết, cuối những năm 80, công viên Thống nhất đã từng không thu vé nhưng đã xảy ra mất an ninh trật tự. Sau đó, việc bán vé được khôi phục lại.

Tuy nhiên, chính những tấm vé ra vào cửa đã là bức tường vô hình ngăn cản người dân vào công viên và tạo sự bất bình đẳng trong hưởng thụ phúc lợi xã hội.

Vì lý do đó Hà Nội nên làm theo cách của TP Hồ Chí minh, bỏ bán vé cửa tại các công viên do nhà nước đầu tư mà chỉ thu vé khi khách sử dụng các dịch vụ như: đi xe lửa, chơi games, vào nhà gương, đu quay...

Để làm việc này, theo ông Kiên, TP Hà Nội nên làm thí điểm. Để mở hoàn toàn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nhưng quan trọng hơn, công tác đảm bảo an ninh phải được tăng cường, như: xử lý nạn trông giữ xe đạp, xe máy trái phép, bán hàng rong và các TNXH như mại dâm, nghiện hút. Vậy nhưng, điều này không đáng lo ngại bởi lẽ khi lượng người vào công viên nhiều, chắc chắn TNXH không còn đất hoạt động.

Ông Lê Sĩ Thục, GĐ Vườn thú cũng đồng quan điểm này. Theo ông Thục, do vườn thú có tính đặc thù cần thu vé, còn lại các công viên mang tính công ích, vốn đầu tư từ ngân sách thì không nên bán vé.

Với dân số 4 triệu người, nhu cầu được vui chơi giải trí tại các công viên của người dân Hà Nội là rất lớn. Việc bỏ vé vào cửa công viên sẽ tạo điều kiện để đông đảo người dân được hưởng thụ các phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo