xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử bầu Kiên: Nếu thấy mệt thì tòa cho giải lao, bị cáo đừng cố quá

Nguyễn Quyết

(NLĐO)- Thấy Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) có vẻ mệt, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Nguyến Đức Kiên và đồng phạm nói: “Nếu bị cáo thấy mệt thì toà cho giải lao chứ bị cáo đừng cố quá”.

 

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) tại phiên toà sáng 1-12

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) cầm bản khiếu nại tại phiên toà sáng 1-12

 

Sáng nay 1-12, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), và 5 đồng phạm về tội Kinh doanh trái phép, Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Khi bị cáo Nguyễn Đức Kiên được gọi ra để thẩm vấn, chủ toạ nhắc nhở: "Đơn khiếu nại của của bị cáo gửi TAND tối cao dài 118 trang, HĐXX đã nghiên cứu kỹ từng nội dung; 26 trang bị cáo gửi VKS, HĐXX cũng đã được nghiên cứu. Đề nghị bị cáo tập trung trình bày nội dung chính".

Bị cáo Kiên nói: "Xin trình bày dài vì bản án với một người không phạm tội 30 năm là rất dài". Bị cáo Kiên đề nghị cho gửi đơn khiếu nại bổ sung, vì đơn này đã nhờ luật sư gõ máy tính lại cho dễ đọc, bổ sung để gửi lại thay thế cho đơn kia. Bị cáo Kiên xin được ký ngay tại toà để gửi cho chủ toạ.

Một thẩm phán nói: Đơn của bị cáo chữ rất khó đọc nhưng chúng tôi cũng đã đọc. Đơn đánh máy chúng tôi cũng sẽ đọc. Sau đó, chủ toạ vẫn chấp nhận để bị cáo ký đơn ngay tại toà để gửi cho thư ký.

Đơn khiếu nại này nói chi tiết về 4 tội danh bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt tại phiên toà sơ thẩm cách đây hơn 5 tháng.

Khoảng 9 giờ 15, thấy bị cáo Kiên có vẻ mệt, chủ toạ nói: “Nếu bị cáo thấy mệt thì toà cho giải lao chứ bị cáo đừng cố quá!”. Nhưng bầu Kiên vẫn xin được tiếp tục.

 

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) được tòa cho phép ngồi trình bày - Ảnh chụp qua màn hình
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) được tòa cho phép ngồi trình bày - Ảnh chụp qua màn hình

 

Không đồng ý với những cáo buộc trong nội dung kinh doanh vàng trái phép của Công ty Thiên Nam, Nguyễn Đức biện hộ rằng đây là công ty duy nhất đến nay được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập năm 1995 với nhiều chức năng.

Dẫn ra quan điểm của toà sơ thẩm cho rằng Thiên Nam không có chức năng kinh doanh vàng và kinh doanh vàng là trái phép, bị cáo Kiên lý luận: “Đây là nhận định sai lầm vì: Công ty Thiên Nam có giấy phép mua bán hàng hoá. Vàng có phải là hàng hoá không? Theo luật, tất cả các loại động sản là hàng hoá, Nghị định 59 quy định rõ vàng là hàng hoá. Đây là luật quy định, không phải do tôi nghĩ ra”.

Bị cáo Kiên cho rằng khi kinh doanh hàng hoá hay kinh doanh vàng, Công ty Thiên Nam phải tuân thủ 3 văn bản quy phạm pháp luật liên quan: đó là pháp lệnh ngoại hối; nghị định 74 và thông tư 1168 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ngoài ra còn quyết định 03 của NHNN về kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài. Đối chiếu các văn bản này, Công ty Thiên Nam đều không vi phạm.

Đáng chú ý, quy định để toà cấp sơ thẩm buộc tội bầu Kiên là một trong những nội dung của Thông tư 1168 NHNN, thông báo các loại hình kinh doanh vàng phải xin phép, trong đó không có cái nào là trạng thái giá vàng. Bị cáo Kiên lý luận rằng: “Vàng là hàng hoá được phép kinh doanh, không phải tất cả kinh doanh vàng nào cũng cần phải có điều kiện và kinh doanh trạng thái giá vàng không nằm trong nội dung của thông tư 1168 NHNN”.

Số lượng 11.000 tỉ đồng là trạng thái quy mô giao dịch chứ không phải giao dịch mua bán vì không có bất kỳ giao dịch nào được thực hiện….  Toàn bộ số trạng thái chuyển giao và ngày chuyển giao là âm. Khi kinh doanh với một trạng thái âm thì không phù hợp với truy tố về tội kinh doanh trái phép. Tội này phải bắt buộc có trạng thái dương trên 500 triệu đồng. Công ty Thiên Nam kinh doanh vàng và trạng thái vàng là hợp pháp.

Toà cũng tập trung vào phân tích vai trò của bị cáo Kiên trong việc thực hiện các lệnh giao dịch qua giọng nói.

Bị cáo Kiên thừa nhận chủ trì cuộc họp HĐQT ngày 5-12-2009 với các nội dung chính: đưa ra quy mô cho phép giao dịch và uỷ quyền cho tôi là người thông báo lệnh. Tuy nhiên, bị cáo Kiên cho rằng, trách nhiệm chính là của ông Lê Quang Trung (Tổng giám đốc Công ty Thiên Nam, đã bị chết nên không bị truy tố).

Theo bị cáo Kiên, việc kinh doanh của Công ty Thiên Nam là thuộc thẩm quyền ủa Tổng Giám đốc, không cần phải thông qua HĐQT. “Do hệ thống nhận diện giọng nói của ACB không nhận được giọng nói của anh Trung nên anh Trung nhờ tôi thực hiện. Tất cả thông báo của tôi tới ngân hàng ACB được anh Trung ký bằng văn bản. Tôi chỉ thực hiện hộ anh Trung” –bị cáo Kiên nói.

Chủ toạ hỏi: “Bị cáo gọi điện đặt lệnh ACB vào thời điểm nào và gọi cho ai?”

Bị cáo Kiên cho biết: “Tôi gọi điện trung tâm điều hành vàng của Ngân hàng ACB. Người nhận lệnh có thể là bất kỳ ai. Trước khi đó họ sẽ kiểm tra phiếu lệnh của anh Trung. Nếu không chính xác ngay lập thức họ huỷ lệnh”.

HĐXX tiếp tục hỏi bị cáo Kiên về hoạt động mua trái phiếu ngân hàng, mua cổ phần của công ty khác đang tồn tại trên thị trường khác và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Những hoạt động này nhằm mục đích gì. Bị cáo Kiên cho biết: "Việc mua trái phiếu của ACB để là chủ sở hữu của ACB trong lâu dài. Việc phát hành trái phiếu là huy động vốn chứ không phải đầu tư. Còn các khoản mua cổ phiếu trên sàn, các công ty này không bán cho đến khi tôi bị bắt".

Sau khi bị cáo Kiên trình bày, buổi sáng và buổi chiều cùng ngày, HĐXX đề nghị Công ty cổ phần đầu tư thương mại Nhà Rồng, Công ty cổ phần xi măng Hòa Phát, Công ty cổ phần hàng hóa Sài Gòn, Ngân hàng Phương Nam, đại diện Cty cổ phần đầu tư AFG, ACI, ACI HN và Công ty cổ phần đầu tư ACB, Vietbank, Ngân hàng Thương mại Kiên Long, Dệt may Phố Nối … xác nhận các số liệu liên quan đến hoạt động đầu tư tại 5 công ty của "bầu" Kiên, cụ thể là ACI. Các đơn vị xác nhận số liệu đầu tư mà hội đồng xét xử đưa ra là đúng.

HĐXX cũng tập trung hỏi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan để xác nhận một số lời khai và nội dung thông tin trong bản án.

 

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) tại phiên toà sáng 1-12
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) tại phiên toà sáng 1-12

 

Trước đó, chiều 28-11, bị án trong vụ án này là Trần Ngọc Thanh, nguyên Giám đốc Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, dự toà với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã bất ngờ bị ngất phải đi cấp cứu vẫn đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, chưa thể tiếp tục dự toà.

Trước đó, tại phiên toà sơ thẩm, bị án Trần Ngọc Thanh cùng với Nguyễn Thị Hải Yến nhận mỗi bị cáo 5 năm tù với vai trò đồng phạm với Nguyễn Đức Kiên song không kháng cáo.

Cũng giống như hôm đầu xét xử, các bị cáo đều trong trang phục xanh, còn riêng bầu Kiên vận áo sơ mi trắng, quần âu. Trong khi các bị cáo khác ngồi tỏ ra căng thẳng thì bầu Kiên cặm cụi ngồi đọc tài liệu trên băng ghế dành cho bị cáo.

Đáng chú ý, bị cáo Kiên đề xuất: “Tại phiên sơ thẩm, toàn bộ phần thẩm vấn tôi bị cách ly. Vì vậy, phiên phúc thẩm tôi đề nghị hạn chế cách ly trong quá trình xét xử. Là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì tôi phải được biết các bị cáo khác, luật sư nói gì trong vụ án". Tuy nhiên, sau phần kiểm tra căn cước, đến phần xét xử, bị cáo Kiên vẫn tiếp tục bị cách ly.

Sáng nay, toà bắt đầu thẩm vấn các bị cáo về tội Kinh doanh trái phép.

 

img

 

img

 

Bản án sơ thẩm xác định bị cáo Kiên đã thông qua 6 công ty gồm: Công ty CP Đầu tư Thương mại B&B, Công ty CP Tập đoàn tài chính Á Châu, Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty CP Đầu tư Tài chính Á Châu, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty CP Phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam để tổ chức kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền gần 21,5 nghìn tỉ đồng.

Sáng 1-12, toà tập trung nội dung kinh doanh vàng trái phép. Cấp tòa sơ thẩm nhận định giấy phép kinh doanh của Công ty Thiên Nam chỉ là sản xuất hàng may mặc, thêu ren, xuất nhập các sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ… song hoàn toàn không có chức năng kinh doanh vàng vật chất và vàng trạng thái.

Công ty này đã ký thoả thuận với Ngân hàng Vietbank để nhận chuyển giao, kế thừa và tiếp tục thực hiện hợp đồng uỷ thác tài chính giữa Vietbank với Ngân hàng ACB. Theo đó, tiếp nhận toàn bộ trạng thái kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam (còn gọi là kinh doanh vàng trạng thái hoặc kinh doanh giá vàng hoặc kinh doanh vàng ghi sổ, vàng tài khoản).

Quá trình doanh nghiệp này kinh doanh trái phép, tuy bị cáo Kiên không trực tiếp ký lệnh mua bán vàng trạng thái, song lại giữ vai trò quyết định việc kinh doanh bất hợp pháp của doanh nghiệp.

Mặc dù bị cáo Kiên, bị cáo Lý Xuân Hải cho rằng giá vàng cũng là hàng hóa và doanh nghiệp được phép kinh doanh hàng hóa, song theo quy định của pháp luật hoạt động kinh doanh vàng thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện và phải có giấy phép.

Để giải thích rõ cho mô hình kinh doanh “vàng trạng thái”, Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng ACB, so sánh: “Như cá độ bóng đá, nếu không có bóng đá thì không có cá độ bóng đá; không có kết quả xổ số thì không có lô đề… Nó dựa vào kết quả xổ số nhưng lại không phải là xổ số”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo