Họa sĩ Đỗ Mai cũng cho biết, anh vừa sang
Tranh cổ động lâu nay bị xem như tranh loại ba, loại bốn thiếu hấp dẫn, không có yếu tố thương mại, khó vinh danh họa sĩ, nên hiếm họa sĩ chọn lựa và đi sâu vào sáng tác dòng tranh này. Gần đây, nhiều nhà sưu tập, khách du lịch, những cựu binh một số nước từng tham chiến tại Việt
Lịch sử hiện về trong tranh
Bà Đỗ Thu Hằng, 60 tuổi, chủ nhân Hà Nội gallery – 110 Hàng Bạc, nơi chỉ trưng bày duy nhất loại tranh đặc biệt này, cho biết bà vừa bán bức vẽ Hà Nội những năm tháng chiến tranh (1972) với giá 100 USD cho một nhà sưu tập người Mỹ; nhiều bức khác bà đã bán, giá mềm hơn, từ 30 USD/bức cho khách du lịch. Có thể nói một quá khứ lịch sử hiện diện trong phòng trưng bày của bà Hằng qua các tấm áp - phích mang tính hiệu triệu: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu”, “Thi đua bắn rơi nhiều máy bay Mỹ”, “Chống lại giặc ngoại xâm”, “Miền Bắc thắng to bắn rơi 4.000 máy bay Mỹ”, “Đâu có giặc là ta cứ đi”... Giải thích cho hiện tượng này, họa sĩ Đỗ Mai nói: “Vì lạ và hiếm có. Người nước ngoài tìm thấy trong đó hình ảnh hùng tráng của một phần lịch sử Việt
Dòng chảy độc đáo của mỹ thuật Việt
Có thâm niên chuyên vẽ tranh cổ động, thể loại mà nhiều bạn đồng nghiệp từ chối, họa sĩ Lương Anh Dũng cho rằng: “Tranh cổ động có thể bao hàm toàn bộ ý tưởng mà các thể loại khác không thể khám phá đầy đủ. Nó luôn đòi hỏi sự tổng hợp và những sáng tạo mới. Đây là một công việc rất vất vả!”. Hơn 30 năm vẽ tranh cổ động, anh quyết định khai thác mảng tranh này trong lĩnh vực thương mại. Tại phòng trưng bày của anh, tranh cổ động đương đại, giá chừng 35 USD/bức, được khách đến từ Đức, Mỹ, Úc, Pháp... mua. Nếu Hà Nội gallery hiện lưu giữ nhiều tranh cổ động có từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì Lương Anh Dũng bán chạy nhất loạt tranh “Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX”, năm 2001. Không trộn lẫn với bất kỳ trường phái nào hiện có trên thế giới, tranh cổ động Việt Nam độc đáo không chỉ ở thể loại tranh mà còn góp một cái nhìn trực diện về đất nước, về con người hơn bất cứ loại hình mỹ thuật nào khác.
Lâu nay nhiều họa sĩ và cả người thưởng ngoạn thường xem tranh cổ động, áp-phích chỉ dùng vào việc tuyên truyền... Điều đó chỉ đúng một phần. Tranh cổ động có chức năng rộng rãi hơn nhiều, nó có tính xã hội trên cả mặt thương mại và văn hóa nghệ thuật. Họa sĩ bậc thầy thế giới như Picasso cũng từng vẽ nhiều tranh cổ động !
Bình luận (0)