Cả 32 đội tuyển có mặt ở Nhật và Hàn Quốc đều có một vài gương mặt chủ chốt trong đội hình, những “thủ lĩnh sân cỏ” đích thực mà phong độ của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của cả đội. Trong những thời điểm thích hợp, chính các ngôi sao này có thể tạo nên sự khác biệt và làm thay đổi cục diện trận đấu.
Theo Reuters, những đội bóng không có cầu thủ lớn, chỉ dựa vào sức mạnh tập thể (Senegal, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Mỹ...) dễ đi đến thành công hơn là những đội bóng lớn (Pháp, Ý, Argentina, Tây Ban Nha...) quy tụ nhiều ngôi sao nhưng lại không thể hiện được phong độ đỉnh cao ở giải đấu quan trọng.
Reuters nhấn mạnh, chỉ có 3R (Ronaldo, Rivaldo, Ronaldinho) của
Kinh nghiệm của Veron và Batistuta không giúp Argentina vượt qua vòng 1, nhạc trưởng Zidane không thể cứu nhà vô địch Pháp thoát khỏi khủng hoảng thiếu bàn thắng khi mà hai chân sút Trezeguet và Henry tịt ngòi. Quả bóng vàng Figo chỉ là chiếc bóng mờ trong đội hình Bồ Đào Nha, còn Rui Costa sa sút phong độ trầm trọng.
Chàng trai vàng của bóng đá Ý Totti luôn là lựa chọn số một của HLV Trapattoni nhưng thi đấu thất thường, Del Piero thì ngồi dự bị nhiều hơn là được ra sân. Đội trưởng Beckham và tiền đạo Owen không thể giúp đội Anh xoay chuyển được tình thế trước
Vì sao nhiều cầu thủ ngôi sao không thể hiện được phong độ ở mức cao nhất ? Reuters lý giải: Chấn thương hoặc kiệt sức khiến các ngôi sao thi đấu mờ nhạt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các cầu thủ bị quá tải sau một mùa giải căng thẳng khi họ khoác áo CLB.
Không chỉ Reuters, hãng BBC cũng đi tìm câu trả lời cho sự kiện các cầu thủ ngôi sao sa sút phong độ một cách bất ngờ. Ông J. Dvorak, Trưởng Ban Y tế FIFA, phát biểu: “Cầu thủ thi đấu quá nhiều trận dễ bị chấn thương và kiệt sức. Nhiều cầu thủ không va chạm vào ai nhưng cũng chấn thương vì căng cơ hoặc không có đủ thời gian phục hồi chấn thương cũ”. Theo các chuyên gia về sức khỏe, các cầu thủ không nên thi đấu quá 50-60 trận một mùa bóng.
Bình luận (0)