xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Câu cá giải trí - những chuyện bi hài

Bài và ảnh: Phan hữu thông

Câu cá là một loại hình văn hóa giải trí đang được ưa chuộng tại tp trong nhiều năm qua. Thế nhưng bên cạnh giải trí, trong thế giới câu cá có biết bao chuyện bi, hài mà người ngoài cuộc khó biết được

Trong nhịp sống sôi động và tất bật công việc hằng ngày, lúc rảnh rỗi, ai cũng có thể tìm cho mình một thú tiêu khiển. Đi câu cá là để thư giãn, thoát khỏi đô thị ồn ào náo nhiệt để được thoải mái tâm hồn, xả stress,...

Văn hóa trong hồ câu

Một tay câu trên 30 năm kinh nghiệm ở quận 9 - TPHCM cho biết: “Nếu anh muốn biết một người ứng xử có văn hóa hay không thì hãy vào hồ câu cá”. Đó là một câu nhận định có vẻ chung chung và mang tính áp đặt, nhưng thực tế cho thấy khi đến với loại hình giải trí này, nhiều người chỉ vì con cá của mình vừa câu được mà bất chấp sự có mặt của mọi người xung quanh. Anh Tuấn ở quận 7 - TPHCM bị cả chùm lưỡi câu móc vào tay chỉ vì người câu bên cạnh giựt cá quá mạnh. Hậu quả là các bạn câu của anh phải bỏ cuộc vui, nhanh chóng đưa anh ta vào Trung tâm Y tế quận 7 để bác sĩ mổ lấy lưỡi câu ra.

Chuyện thường ngày ở các hồ câu là người câu bị chì câu của những người câu gần bay vào mắt, đọt cần câu đâm vào miệng... Tệ hơn là trường hợp cá ăn mồi của người này nhưng chạy máng vào dây câu người khác dẫn đến tranh giành chiến lợi phẩm mà các tay câu gây hấn nhau, rồi dùng cần câu làm vũ khí rượt nhau chạy xung quanh hồ làm chấn động khu vực mà nhiều người đến để thư giãn.

Hiện nay, để kéo lượng khách đến với hồ câu của mình, chủ hồ thường tổ chức các đợt thi câu với những giải thưởng rất hấp dẫn. Hồ câu Phi Anh ở phường An Phú Đông, quận 12 - TPHCM thì bình dân, với giải thưởng cao nhất là 500.000 đồng cho giải con cá lớn nhất vào các ngày thứ hai, tư, sáu và chủ nhật. Hồ Minh Tú, Minh Long ở phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9 tổ chức vào các ngày thứ tư, thứ bảy và chủ nhật với giải nhất là 2.000.000 đồng. Cũng chính vì những giải thưởng này mà một số tay câu nhiều lúc không kiềm chế được những hành vi thiếu văn hóa.

Giải nhất câu thi: 20 - 25 triệu đồng

Ngày 25-8 vừa qua, mới 4 giờ sáng mà hồ câu Bình Mỹ Tây ở ấp 4B, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi - TPHCM đã có trên 300 tay câu đến từ các quận trung tâm TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu... đứng chờ sẵn. Đến 6 giờ, chủ hồ vừa mở cửa, hàng trăm tay câu chen nhau vào để tìm được cho mình một vị trí tốt nhất để đặt cần câu. Mặc dù 8 giờ mới bắt đầu vào giải nhưng đến 7 giờ chủ hồ tuyên bố không còn nơi đặt cần, vì hiện đã có trên 600 tay câu vây kín mặt hồ có diện tích khoảng 5.000 m2. Nhiều xe du lịch từ 15 đến 50 chỗ ngồi chở các tay câu chuyên nghiệp đến từ các tỉnh đành phải ngậm ngùi quay về. Tổng giải thưởng thật hấp dẫn là 40.000.000 đồng dành cho các loại cá. Trong đó, giải nhất lên đến 20 triệu đồng. Tất nhiên, mỗi tay câu phải bỏ ra 300.000 đồng để có được một chỗ câu bé tí trong khu vực này.

Tay câu Hùng “râu” ở quận Gò Vấp cho biết mỗi tháng anh ta “câu” được khoảng 5 - 6 triệu đồng từ các giải thưởng câu cá. Để giật được giải, kinh nghiệm của anh là phải biết tỉ lệ và trọng lượng cá trong hồ. Thí dụ hồ Phi Anh ở phường An Phú Đông, quận 12 thường xuyên thả các loại cá chim, các tra và cá chép nhưng cá lớn nhất ở dưới hồ là cá trê. Khoái khẩu của cá trê là gián đất chứ không phải trùn như đa số dân câu nghĩ.

Hiện nay, nhiều hồ muốn gây sự chú ý của giới câu cá nên liên tục nâng cao giải thưởng. Hồ Thanh Thúy ở khu phố 8, phường Linh Đông, quận Thủ Đức sau thời gian vắng khách, ngày 15-9 sẽ tổ chức câu thi với giá vé mỗi cần là 300.000 đồng và tổng giải thưởng là 40 triệu đồng, trong đó giải nhất là 25 triệu đồng, giải nhì 8 triệu đồng, giải ba 4 triệu đồng và các giải khác. Tương tự, ngày 16-9, một hồ câu giải trí ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi cũng tổ chức thi câu với giải nhất là 15 triệu đồng.

Việc các chủ hồ treo nhiều giải thưởng quá cao sẽ ít nhiều làm mất đi môi trường lành mạnh của một loại hình giải trí mà mọi người muốn tìm đến.

Xảo thuật dưới đáy hồ

Để đối phó với các tay câu “cơm gạo”, chủ hồ đã dùng nhiều xảo thuật để đánh lừa khách câu. Nhìn mặt hồ thấy cá quẫy, ăn mống rất nhiều nhưng không dễ gì câu được các dù đó là tay câu nhiều năm kinh nghiệm, sử dụng nhiều loại mồi đặc biệt. Có chủ hồ sau khi nhập cá về đã tranh thủ cắt hết râu trước khi thả xuống hồ để cá không có khả năng đánh mùi. Hay cắt đuôi, đập dập mỏ để cá luôn trong tình trạng bị thương tích mà nhát mồi. Có chủ hồ còn dùng chiêu thả phân u rê xuống khắp đáy hồ, vì thế cá to mỗi khi tìm mồi ở tận đáy sẽ bị cay mắt. Ở nhiều hồ câu còn dùng xảo thuật tạo xung điện dưới lòng hồ nên cá cứ phải ngoi lên mặt nước, quẫy đuôi liên tục làm cho khách câu cứ nghĩ nơi đó có cá rất nhiều. Với những nơi như vậy, cho dù bạn có thả mồi thích hợp với loại cá đó nhưng cả ngày cũng chẳng con nào dám ăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo