xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đội mai táng tóc dài

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Người dân xã biển Chí Công (Tuy Phong-Bình Thuận) luôn duy trì một truyền thống đẹp: hầu như làng nào của xã cũng đều có riêng một hội chuyên làm việc nghĩa gọi là hội phước nghĩa. Công việc thường xuyên của hội là đi mai táng miễn phí mỗi khi trong làng có người nằm xuống.

Hội luôn rộng cửa để giới đàn ông tham gia nhưng hồ hởi nhất vẫn là cánh đi biển. Họ có lợi thế về sức vóc nhưng lại có một hạn chế là ít khi có mặt ở nhà. Chính vì vậy mà không ít lần, người chết nằm đó nhưng đội mai táng vẫn còn lênh đênh trên biển.

Cô Hồ Thị Anh (56 tuổi)- đội trưởng đội mai táng nữ thôn Hà Thuỷ kể lại: “Hôm đó trong thôn có một bà cụ vừa mất. Xác bà quàn suốt ba ngày vẫn chưa chôn được vì đội mai táng đi biển chưa về. Nhìn cảnh ông trưởng hội chạy mướt mồ hôi mà vẫn không tìm được người thay, tôi bức xúc quá bèn buột miệng: “Chú thấy sao nếu tôi đứng ra vận động chị em thôn mình lập ra một đội mai táng miễn phí riêng cho phụ nữ?”.

Ông trưởng hội mừng quá: “Tại sao không? Đây quả là một ý tưởng rất hay!”. Bức xúc quá đâm ra nói liều vậy thôi chứ thực bụng, tôi không tin là mình làm được. Để chắc ăn, tôi vận động trước con gái mình và 7 chị em gái trong nhà, sau đó mới lân la sang chị em hàng xóm. Nào ngờ thành công ngoài sức tưởng tượng: chỉ sau hai ngày, tôi vận động được 36 người.

Hầu hết các chị đều rất nghèo, đông con, gần một nửa bị goá chồng, mưu sinh bằng những công việc như: khiêng sò, chẻ sò, gánh nước thuê... Mừng thì có mừng nhưng tôi vẫn lo, biết đâu khi suy nghĩ lại, họ sẽ đổi ý thì sao. Để chắc ăn, tôi đưa giấy viết, đề nghị ai đồng ý tham gia thì ghi tên, tuổi mình vào. Vẫn thấy chưa đủ, tôi còn nhờ các chị chuyển giấy cho các ông chồng ký vào nếu đồng ý cho vợ tham gia. Trước khi ra mắt, để làm đúng theo tục lệ xưa nay, chúng tôi phải nhờ trưởng hội hướng dẫn vài ngày về nghi thức mai táng, cách tẩn liệm xác chết, đọc bài chúc...”.

Những tưởng mình làm việc nghĩa, bà con sẽ rất ủng hộ, nào ngờ ngay trong lần đầu tiên bắt tay vào việc, cả đội bị phản đối gay gắt. “Dị ứng” trước đội mai táng “hổng giống ai” này, nhiều người, nhất là cánh phụ nữ, chửi rủa bóng gió, gọi các chị là ‘một lũ động cỡn”, “thích chơi nổi”...

Chị Đỗ Thị Ngân, 45 tuổi, chuyên “nghề” gánh nước mướn, nhắc lại chuyện cũ vẫn còn rươm rướm nước mắt. Chị kể: “ Hồi đầu, cả tháng trời tôi gần như bị thất nghiệp. Không những đi thuê người khác, nhiều người còn nói mát mẻ: “Ăn xác chết no rồi, gánh nước nữa chi cho cực?!”.

Ngoài đường đã vậy, về nhà cũng chẳng yên thân. Đội trưởng Anh kể: “Nhìn cảnh ấy, nhiều ông chồng xấu hổ, cấm tiệt vợ ra khỏi nhà. Ngay cả con tôi cũng thế, cứ cằn nhằn suốt, chúng nó bảo không ăn uống gì, người ta chửi mà má cũng làm. Tủi thân nhiều chị khóc ròng, đòi nghỉ. Những lúc như thế, tôi chỉ còn cách năn nỉ từng người, phân tích điều hay lẽ thiệt để mong các chị hiểu sâu hơn ý nghĩa của việc mình làm. Tuy vậy, phải mất cả năm, công việc của chúng tôi mới được bà con ở đây hiểu và cảm thông. Những người trước đây “dị ứng” với đội mai táng nữ nhiều nhất thì giờ đây, chính họ lại tìm đến đội nhờ giúp đỡ trước tiên mỗi khi có tang gia bối rối”.

Như một đội mai táng đúng nghĩa, công việc của các chị bắt đầu ngay từ khâu vệ sinh thi thể, tẩn liệm, nhập quan... cho đến khi đặt quan tài xuống huyệt. Phụ nữ vốn thường nhạy cảm nên những ngày đầu bắt tay vào việc, hầu hết các chị đều không cầm được nước mắt.

Nói tiếng dạn dĩ, quen việc nhưng dù sao, phụ nữ vẫn là phụ nữ. Đôi khi họ vẫn khóc ròng khi thi thể nằm đó chính là “thằng bé mới sáng nay còn cười với mình”, vẫn tủi thân khi đứng trước một đám ma cô quạnh không người thân thích... Vì là một xã vùng quê nên hầu hết những người nằm xuống không ai xa lạ, họ chính là những người mà các chị vẫn gặp, vẫn cười nói với nhau hàng ngày.

Chị Võ Thị Bảy tâm sự: “Người nào cũng thân quen cả nên thương lắm! Lúc tẩn liệm, chúng tôi làm rất nhẹ nhàng, chăm chút từng ngón tay, mái tóc như nâng niu chính người thân của mình”. Quả vậy, tuy chưa tận mắt chứng kiến lúc các chị chăm sóc người chết, nhưng tôi vẫn có thể cảm nhận tình cảm của họ qua giọng đọc bài chúc trước khi động quan: buồn và lắm da diết, như là khúc ru cuối dành riêng cho người nằm xuống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo