xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xuân Mậu Thân - Bản trường ca bất tử

NGUYỄN PHAN

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi khắc sâu trong lịch sử Việt Nam như một bản trường ca bất tử về một dân tộc anh hùng

Dù 45 năm đã trôi qua nhưng đối với những người từng tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân tại Huế vẫn còn nhớ như in hình ảnh 11 cô gái sông Hương cùng với bộ đội chủ lực đã anh dũng chiến đấu, đẩy lùi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ. “Những cô gái sông Hương chính là minh chứng sinh động về ý chí và sức mạnh của “thế trận lòng dân”, cổ vũ to lớn cho quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968” - ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, đã khẳng định như vậy khi kể lại sự kiện lịch sử này trong cuộc gặp gỡ hôm 2-2 vừa qua.
 
img
Hình ảnh 11 cô gái sông Hương là minh chứng sinh động về ý chí và sức mạnh của “thế trận lòng dân”
Ảnh: TƯ LIỆU

Chiến thắng của “thế trận lòng dân”

Ông Nguyễn Trung Chính nhớ lại: Khi còn là thành viên Ban Chỉ đạo cánh Bắc Huế, ông phải tập trung chuẩn bị cho được khả năng nổi dậy của quân và dân ta. Ông cùng đồng đội đã huy động lực lượng cơ sở cốt cán trong thanh niên, sinh viên, tiểu thương…  Thiếu tướng Nguyễn Văn Thu, người trực tiếp chỉ huy cánh quân phía Nam đánh vào Huế, cho biết nếu không dựa vào dân thì khó có thể giữ được Huế trong suốt 26 ngày đêm. “Khi đó, bộ đội chỉ mang lương thực đủ dùng trong mấy ngày. Chính nhân dân đã cung cấp lương thực, chăm sóc thương binh, chỉ đường cho bộ đội… Không có nhân dân chắc chúng tôi không giữ được thành” - Thiếu tướng Nguyễn Văn Thu nói.

Còn ở chiến trường ác liệt Sài Gòn - Gia Định, đồng bào che chở để bộ đội đưa vũ khí, đưa hàng trăm anh em biệt động, đặc công vào trong lòng địch. Không thể kể hết những ngôi nhà từng là địa chỉ đỏ nuôi giấu cán bộ, ém quân chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân. Hay hàng trăm căn hầm chứa vũ khí được quân và dân Sài Gòn âm thầm xây dựng ngay giữa lòng địch từ những năm 1964-1965.
 
Trung tướng Nguyễn Thới Bưng, nguyên Sư đoàn phó Sư đoàn 9 trong chiến dịch Mậu Thân, khẳng định: “Công việc cực kỳ khó khăn và nguy hiểm nhưng bằng nhiều hình thức ngụy trang khéo léo, mưu lược, ta đã vận chuyển trót lọt vào nội đô hàng chục tấn vũ khí, đạn dược, cất giấu sát ngay các vị trí chiến lược của Mỹ - ngụy. Đây chính là bàn đạp vững chắc cho lực lượng biệt động thêm vững tin chiến đấu giữa lòng TP”.

Nói về diễn biến của đợt 2 trong cuộc tổng tiến công, Trung tướng Nguyễn Thới Bưng cho biết 800 thương binh được người dân xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh nuôi giấu, chăm lo từ cái ăn, cái mặc đến trị thương. “Lúc đó, sức của dân nổi dậy cùng bộ đội đánh giặc, tạo nên một sức mạnh vô hình không thể kể hết” - ông nói. Nhà văn Chu Lai đúc kết: “Ký ức còn lại trong tôi là lòng dân. Dù cuộc chiến đấu có dữ dội thế nào chăng nữa nhưng lòng dân vẫn hướng về cách mạng”.

Những trận đánh để đời 

Dù năm tháng trôi qua nhưng mỗi lần trở lại những địa danh từng là chiến trường xưa, ký ức về mùa Xuân lịch sử - Xuân Mậu Thân 1968 lại trở về, sống động trong lòng các chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Ông Trần Văn Yên (Tư Yên), nguyên chiến sĩ biệt động Sài Gòn, kể: 2 giờ mùng 2 Tết Nguyên đán năm 1968, lực lượng biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định chỉ với 88 người, chia làm 5 cánh, đã làm nên những chiến công rúng động Sài Gòn và dư luận thế giới.
 
15 chiến sĩ của Đội biệt động 11 đi trên 2 ô tô do đồng chí Ba Đen chỉ huy nhanh chóng áp đánh vào Tòa Đại sứ Mỹ. 14 chiến sĩ Đội 5 biệt động do đồng chí Ba Thanh chỉ huy, bất ngờ tấn công dinh Độc Lập. 24 chiến sĩ của Đội 8 và Đội 9 biệt động do đồng chí Ba Phong chỉ huy tiến công dũng mãnh vào Bộ Tổng tham mưu ngụy. Nhóm 11 chiến sĩ biệt động do đồng chí Năm Lộc chỉ huy, chia làm 2 mũi đánh chớp nhoáng chiếm được đài phát thanh của địch chỉ sau gần 20 phút. Các chiến sĩ biệt động và quân giải phóng đã thọc sâu vào sân bay Tân Sơn Nhất, tạo nên “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”. “Tinh thần phấn khởi dữ lắm, anh em nhất trí lắm, không bao giờ lùi bước, quyết tâm chiến đấu tới giọt máu cuối cùng” - ông Tư Yên hào hứng.
 
Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) vẫn còn cảm giác hồi hộp khi kể lại câu chuyện ông bắn 2 phát súng nhử địch. Ông kể lúc đó, thấy đồng đội đang bị địch bao vây rất gắt gao, ông liều bắn 2 phát súng tiêu diệt 2 tên đầu sỏ của địch, kéo địch về phía mình để đồng đội có thời gian trở tay, tháo vòng vây. Còn Trung tướng Nguyễn Thới Bưng với hơn 10.000 quân, đợt 1 đánh vòng ngoài và đợt 2 đánh vào nội thành đã làm địch thất điên bát đảo.
 
Khi đó, Trung đoàn 2 đánh ở Quang Trung để chặn Sư đoàn 25 của Mỹ ở Đồng Dù (huyện Củ Chi) không về Sài Gòn được, tạo điều kiện thuận lợi cho biệt động của ta tiến công Sài Gòn. Một mặt, Trung đoàn 3 đi vòng qua đánh Thủ Đức, ngăn chặn 10 ngày trên đường Quang Trung để Sư đoàn 25 của Mỹ không về được. “Đợt 1, Mỹ ngừng ném bom miền Bắc; đợt 2 chịu ngồi vào bàn đàm phán với mình; đợt 3, Tổng thống Johnson không ra ứng cử. Như vậy, chứng tỏ đối phương đã thất bại rồi” - ông nói.
 

Đòn tiến công chính trị ngoạn mục

Trước giờ phát lệnh tổng tiến công và nổi dậy, vào ngày 25 tháng chạp, học sinh - sinh viên Sài Gòn đã có một cuộc tập hợp lực lượng quần chúng lên đến 12.000 người trong đêm văn nghệ “Quang Trung” tại Học viện Quốc gia Hành chánh. Đây chính là đòn tiến công chính trị ngoạn mục, sáng tạo tuyệt vời của trí tuệ tuổi trẻ Sài Gòn, bởi sự kiện diễn ra ngay trước mặt các cơ quan đầu não Mỹ - ngụy. Đêm văn nghệ tưng bừng khí thế quật khởi với những bản hùng ca hiệu triệu lòng yêu nước như: Tiếng trống hào hùng, Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng... của Lưu Hữu Phước; Hát cho dân tôi nghe của Tôn Thất Lập… Ông Hoàng Đôn Nhật Tân (Sáu Triều), Trưởng Khối Tác động - Ban Tổ chức đêm văn nghệ Quang Trung  26-1-1968, khẳng định: “Tiếng hát và khí thế của đêm văn nghệ vang dội, rung động trái tim tuổi trẻ Sài Gòn và tác động đến các giới đồng bào. Chính nghĩa của cuộc kháng chiến cứu nước đã huy động tổng lực sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân làm nên sức mạnh tiến công mạnh mẽ của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân”.

Kỳ tới: Nữ biệt động đánh dinh Độc Lập

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo