Xây dựng chuẩn chính tả tiếng Việt

“Sau gần 400 năm phát triển và đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng đất nước, nay chính tả tiếng Việt cần được xem xét lại dưới cả 2 góc độ khoa học ngôn ngữ và xã hội nhằm thống nhất chính tả trong cả nước, tránh việc trong một nước thống nhất lại có đến 2-3 hình thức chính tả khác nhau...”.

PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, phát biểu đề dẫn như vậy về mục đích của hội thảo quốc gia “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng” do Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, Trường ĐH Sài Gòn và Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức ngày 21-12 tại TPHCM.
img
GS-TS Đinh Văn Đức, Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học ứng dụng  Khoa Ngôn ngữ học Trường ĐH KHXH-NV Hà Nội, kêu gọi giữ nguyên dạng tên riêng nước ngoài khi dùng trong văn bản tiếng Việt. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Năm vấn đề nóng nhất đã được hội thảo tập trung mổ xẻ, gồm: Có cần thiết phải bổ sung các chữ f, j, w, z vào bảng chữ cái tiếng Việt; sử dụng i và y sao cho đúng; đặt dấu thanh ở đâu, trên/dưới nguyên âm làm âm chính của âm tiết hay trên/dưới âm đệm; quy định về viết hoa tên các cơ quan, tổ chức; phiên âm tiếng nước ngoài theo kiểu tiếng Việt hay giữ nguyên dạng...

Trên cơ sở phân tích hiện trạng và tổng hợp ý kiến các nhà ngôn ngữ học, hội thảo sẽ đề xuất một chuẩn chính tả thống nhất trong toàn xã hội, phục vụ việc xây dựng luật về ngôn ngữ tiếng Việt sắp tới.