Cận cảnh Sao Mộc và hai mặt trăng kỳ ảo

(NLĐO)- Một trong hai mặt trăng lớn của Sao Mộc được cho là đủ điều kiện để phát triển sự sống.

Lần đầu tiên, tàu vũ trụ Juno của NASA tiến đủ gần để ghi nhận hình ảnh hai mặt trăng của Sao Mộc cũng như chụp những bức ảnh tuyệt đẹp về hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời này.


Cận cảnh Sao Mộc và hai mặt trăng kỳ ảo - Ảnh 1.

Lần đầu tiên, hai mặt trăng của Sao Mộc hé lộ trước ánh sáng siêu máy ảnh JunoCam - ảnh: NASA

Đây là lần đầu tiên hai mặt trăng và Europa lộ diện dưới ánh sáng.

"Mặt trăng băng giá" Europa phần nào được ưu ái hơn trong các nghiên cứu của NASA, bởi nó có một đại dương rộng lớn bên dưới lớp băng vĩnh cửu, nơi mà năng lượng của thủy triều được tạo ra bởi lực hấp dẫn từ Sao Mộc có thể sưởi ấm và đủ điều kiện để hình thành sự sống ngoài trái đất.

Europa có quỹ đạo 3,5 ngày quanh Sao Mộc và nếu quan sát từ Sao Mộc, chúng ta sẽ luôn thấy một bề mặt nhất định của nó, tương tự Mặt Trăng của Trái đất.

Qua ống kính "siêu máy ảnh" của Juno, chúng ta cũng có thể thấy bề mặt kỳ ảo của "gã khổng lồ" Mộc tinh.

Cận cảnh Sao Mộc và hai mặt trăng kỳ ảo - Ảnh 2.

Những hình ảnh cận cảnh độc đáo về gã khổng lồ Mộc tinh - ảnh: NASA

Cận cảnh Sao Mộc và hai mặt trăng kỳ ảo - Ảnh 3.

Ảnh: NASA

Cận cảnh Sao Mộc và hai mặt trăng kỳ ảo - Ảnh 4.

Vẻ đẹp mê hồn của hành tinh khổng lồ - ảnh: NASA

Cận cảnh Sao Mộc và hai mặt trăng kỳ ảo - Ảnh 5.
Cận cảnh Sao Mộc và hai mặt trăng kỳ ảo - Ảnh 6.

"Great Red Spot" - một cơn bão dữ dội trên Sao Mộc, có đường kính khoảng 40.000 km2, tức đủ chỗ cho... 3 Trái Đất đặt cạnh nhau - ảnh: NASA

Cận cảnh Sao Mộc và hai mặt trăng kỳ ảo - Ảnh 7.

Tàu vũ trụ không người lái Juno - ảnh: AP

Để có được những hình ảnh này, tàu vũ trụ không người lái Juno của NASA đã phải thực hiện chuyến đi 5 năm, vượt qua 1,8 tỉ dặm tính từ trái đất. Nó đã tiếp cận được Sao Mộc vào năm ngoái và đang trên đường trở về, mang theo nhiều hình ảnh thú vị khác.