Ngày Tết mua hàng ở đâu?

(NLĐO) - Theo chỉ đạo của UBND TPHCM, để tạo điều kiện cho người dân mua sắm và đảm bảo đủ lượng hàng cung cấp cho thị trường, hạn chế tình trạng thiếu hàng, biến động giá, có 14 đơn vị tham gia bình ổn giá là Saigon Co.op, Satra, Vissan, Ba Huân, Phú An Sinh, Hùynh Gia Huynh Đệ, Vĩnh Thành Đạt, Vinatex...

Dưới đây là kế hoạch kinh doanh Tết của một số đơn vị (có và không có tham gia bình ổn giá).
 
Vinatex: nghỉ từ trưa 30 đến hết ngày mùng 1 tết. Tuỳ theo lượng khách mà các siêu thị linh động mở cửa đến 14 giờ - 16 giờ ngày 30 Tết và chỉ đóng cửa khi hết khách. Từ mùng 2 đến mùng 5 mở cửa bán hàng từ 7 giờ sáng đến 13 giờ;  mùng 6 Tết trở lại hoạt động bình thường.
 
img
Rau của quả siêu thị đắt hàng ngày tết. Ảnh: Internet
 
Co.opMart: bán tới 12 giờ ngày 30 Tết. Sáng mùng 2 mở cửa từ 7 giờ đến 11 giờ. Từ mùng 3 đến mùng 5 mở cửa từ 8 giờ đến 12 giờ; mùng 6 mở cửa bán hàng bình thường.
 
Big C: ngày mùng 3 Tết mở cửa từ 7 giờ đến 12 giờ. Mùng 1 và mùng 2 nghỉ, mùng 3 hoạt động trở lại bình thường.
 
Citimart: mở cửa đến trưa ngày 30 tết. Đến mùng 4 khai trương hoạt động trở lại.
 
Maximark: mở cửa đến trưa ngày 30 tết. Đến mùng 8 khai trương hoạt động trở lại.
 
Ba chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn cũng hoạt động đến sáng 30 Tết, chỉ nghỉ đêm 30; đêm mùng 1 rạng sáng mùng 2 bắt đầu kinh doanh lại.
 
Các chợ lẻ trên địa bàn TPHCM cũng hoạt động đến trưa ngày 30 Tết. Sáng mùng 2, các hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống, rau củ quả bán hàng trở lại.
  
Riêng hệ thống cửa hàng bánh mì Hà Nội cho biết sẽ mở cửa liên tục trong Tết, chủ yếu bán các loại giò chả, bánh chưng. Một số cửa hàng tạp hoá mở tại nhà cũng không nghỉ Tết. Các cửa hàng ăn uống cũng mở cửa liên tục để phục vụ khách.