Choáng với bóng đá "lửa thật" ở Indonesia

(NLĐO)- Các bình luận viên môn thể thao vua thường không tiếc lời tặng cho những trận cầu sôi động những từ như “nóng bóng” hay “nảy lửa”, nhưng hẳn họ sẽ nghĩ lại nếu được chứng kiến những trận cầu có lửa thực sự ở Indonesia!

img
Cầu thủ chơi bóng bằng trái dừa được châm lửa. Ảnh: Priyono Images

Các siêu sao bóng đá hàng đầu thể giới ở các kinh đô bóng đá như Anh, Tây Ban Nha luôn tự hào bởi chất lửa họ tạo ra ở những trận cầu đầy hấp dẫn khiến cả thế giới nghiêng ngả. Tuy nhiên nếu được chứng kiến những trận bóng nghiệp dư ở Đông Java (Indonesia), hẳn họ sẽ thấy chất lửa trừu tượng của họ không ăn nhằm gì so với những trái bóng bốc lửa thật ở đây.


Những trận cầu này cực kỳ đặc biệt. Nó chỉ kéo dài 1 giờ nhưng đó thực sự là 60 phút nóng bỏng tới từng giây bởi trái bóng được làm từ trái dừa có châm lửa cháy bừng bừng.
 

img



img



img



img
Phô diễn kỹ thuật các nhân cũng sự gan dạ đáng nể. Ảnh: Priyono Images


Các cầu thủ tham gia trận đấu kiểu này phải chuẩn bị trước trong 21 ngày. Chế độ luyện lập gồm có ăn chay, học chiến thuật và học cách chế ngự lửa.

Khi các cầu thủ đã sẵn sàng, 60 phút cam go bắt đầu, mỗi bên sẽ có 5 cầu thủ. Họ sẽ phải chơi bằng chân trần và trái bóng được châm lửa và để đảm bảo lửa không bao giờ tắt người ta dùng thủ thuật ngâm dầu lửa trước đó 2 ngày. Thường mỗi trận đấu kiểu này cần khoảng 4 trái dừa “lửa”.
 
img
Ngâm bóng trước 2 ngày trong dầu lửa. Ảnh: Priyono Images


img



img




Bắt đầu trận đấu, trái bóng cũng được đặt giữa sân và các cầu thủ cũng phô diễn đầy đủ các kỹ thuật đi bóng, chuyền bóng, đã phạt, sút bóng, ghi bàn... Thậm chí nhiều cầu thủ còn học theo phong cách của các ngôi sao bóng đá thế giới mà họ từng xem qua ti vi.
 

img



img



img



img
Các cầu thủ phải luyện tập chế ngự ngọn lửa trước khi thi đấu. Ảnh: Priyono Images

Những trận đấu “bốc lửa” nói trên rất phổ biến ở nhiều trường học ở Đông Java.

Người tổ chức trận đấu, ông Ali Akhyar nói: “Chúng tôi làm những trái cầu lửa để thử thách sự can đảm của các em học sinh”.
 
Trước khi ra sân các cầu thủ thường hay có nghi lễ cầu nguyện để lửa không đốt cháy chân họ. Mục đích của các nghi lễ trước trận đấu, và cả bản thận trận đấu này là nhằm tăng cường sự dẻo dai về cả tinh thần và thể lực cho các cầu thủ trẻ tuổi.