Cuộc chiến tiền tệ không có người thắng

(NLĐO) - Cuộc chiến tiền tệ, được biết đến là tình trạng phá giá cạnh tranh, là một cuộc xung đột kinh tế, trong đó các nước làm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của mình bằng cách giảm giá tiền tệ của mình và như vậy, làm thiệt thòi các nền kinh tế khác.

Khi đồng tiền của một nước mất giá thì hàng hóa xuất khẩu cũng giảm giá và hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn. Khi ấy, ngành công nghiệp nội địa và công ăn việc làm sẽ được tăng cường nhờ vào nhu cầu từ các thị trường nước ngoài cũng như nội địa gia tăng.

http://www.100tmt.com/uploadimage/54dd4da490bdcoriginal.jpg
Không có người chiến thắng trong cuộc chiến tiền tệ. Ảnh: 100TMT

Tuy nhiên, giá hàng nhập khẩu tăng có thể tác hại đến sức mua của người dân. Chính sách này có thể khiến các quốc gia khác có hành động trả đũa, từ đó dẫn đến sự sụt giảm về giao thương quốc tế, gây hại cho mọi quốc gia.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến tiền tệ này?

Thực ra là không. Lý do đơn giản là nếu mọi quốc gia đều phá giá tiền tệ của mình cùng một lúc thì họ sẽ phủ định lợi thế của nhau.

Cuộc chiến tiền tệ cũng có tác dụng ngược khi đồng tiền suy yếu làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt giá hơn nhiều. Đồng thời, sự thay đổi thất thường về tỉ lệ hối đoái cũng có thể có tác dụng tiêu cực lên thương mại.

Có lẽ, thí dụ rõ ràng nhất là cuộc chiến tiền tệ vào những năm 1930, làm tổn hại cho giao thương quốc tế và góp phần gây ra cuộc đại khủng hoảng.