Nhân viên bưu điện Mỹ phẫn nộ vì bị đối xử như công dân hạng hai

Kể từ khi TT Benjamin Franklin trở thành tổng trưởng bưu cục năm 1775, ngành bưu điện Mỹ luôn được đánh giá cao và ưa chuộng nhất với tên gọi “khách quý” của mọi gia đình. Trong khi nhiều ngành thuộc chính phủ liên bang được tư nhân hóa, thì bưu điện vẫn do nhà nước quản lý.

Nhưng từ khi bệnh than được truyền qua thư tín và hai nhân viên bưu điện tại Washington DC thiệt mạng, thái độ này đã thay đổi. Nhân viên bưu điện bị nghi ngờ, xa lánh khiến họ rất bất bình và lo ngại. Một phụ nữ được kiểm tra bệnh than và điều trị bằng trụ sinh cipro tại Trenton, bang New Jersey kể: “Ai cũng nghĩ chúng tôi mắc bệnh. Có lần tôi đi xe buýt, một số người trên xe bảo: Chị nên tránh xa chúng tôi vì có thể chị mắc bệnh than rồi”. Một lý do nữa làm họ tức giận là họ không được đối xử như các nghị sĩ quốc hội hay nhân viên báo chí và truyền hình có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh này. Họ lại không được thông tin đầy đủ như các nạn nhân khác về nơi phát bệnh,  ngay cả nơi 3 đồng nghiệp của họ bị chẩn đoán bệnh than ở da. Ngày 23-10 thư ký báo chí TT Ari Fleischer cũng bày tỏ nỗi lo ngại ngày càng tăng trong việc bảo vệ nhân viên bưu điện. Tại một cuộc họp báo, ông cho biết hiện vẫn chưa có kế hoạch kiểm tra bệnh than tại từng trạm bưu điện cũng như cung cấp thuốc kháng sinh cipro cho tất cả nhân viên.