xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quan điểm khác nhau về xử phạt vi phạm nồng độ cồn

Tin-ảnh: V.Duẩn

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 27-3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã thảo luận về quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng cần có ngưỡng nồng độ cồn tối thiểu. "Tôi hoàn toàn ủng hộ đã uống rượu, bia thì không lái xe nhưng uống rượu, bia ngày hôm trước đến sáng hôm sau vẫn còn nồng độ cồn, nếu điều khiển phương tiện mà bị cảnh sát giao thông phạt thì vô lý" - đại biểu Hòa nói. Ông cũng đề nghị Quốc hội xem xét, cơ quan y tế cũng cần phối hợp để có tính toán thấu đáo về vấn đề này.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan của ngành chuyên môn phải có đánh giá khoa học, khách quan nhất, thế nào là phù hợp, không nên quy định nồng độ cồn bằng 0 khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Bởi lẽ, ngoài rượu, bia thì còn một số loại nước hoa quả dù không phải rượu, bia nhưng vào cơ thể sẽ khiến nồng độ cồn không bằng 0 nữa.

Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5

Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5

Ở góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) tán thành với quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bởi quy định này kế thừa Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019. Tuy nhiên, để thuyết phục hơn, đại biểu Tâm đề nghị Chính phủ nghiên cứu đưa ra các số liệu minh chứng "ngưỡng giới hạn nồng độ cồn cho phép" để kiểm soát rượu, bia khi tham gia giao thông.

Chiều cùng ngày, khi thảo luận về rút BHXH một lần trong Luật BHXH sửa đổi, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) cơ bản thống nhất với phương án 1 trong dự thảo, đồng thời kiến nghị ban soạn thảo cần xem xét, bổ sung làm rõ một số vấn đề đối với các trường hợp rút BHXH một lần. Cụ thể, cần quy trình đánh giá thêm việc rút BHXH một lần theo phương án 1 đã đáp ứng được nhu cầu tài chính trước mắt của người lao động hay chưa? Cần có cơ chế kiểm soát để khi người lao động thật sự không còn con đường nào khác thì sẽ quyết định cho hay không cho rút BHXH một lần. "Quan trọng hơn, cần có chính sách để người lao động có thêm cân nhắc có rút BHXH một lần hay không, chẳng hạn nhà nước xem xét thêm hình thức cho vay tín dụng để người lao động ổn định cuộc sống" - bà Hạnh nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo