xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản lý chó, mèo sao cho hiệu quả?

Vy Thư

Cần có sự đồng lòng, chung tay của tất cả mọi người, từ chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, tổ chức bảo vệ động vật đến người dân trong quản lý chó, mèo

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) TP HCM vừa đề xuất UBND TP HCM xem xét việc quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn thành phố. Trong đó có các nội dung nổi bật như: Người nuôi chó, mèo phải đăng ký với UBND phường - xã; hạn chế nuôi các loài chó hung dữ; khuyến khích các hộ nuôi gắn microchip trên chó, mèo; không thả rông chó nơi công cộng...

Nhiều bức xúc

TP HCM có hơn 183.700 con chó, mèo được nuôi tại hơn 100.000 hộ gia đình. Số lượng vật nuôi lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh, an toàn và vệ sinh môi trường. Vấn đề chó thả rông, gây tiếng ồn, phóng uế bừa bãi, tấn công người là những bức xúc thường xuyên của người dân. 

Điển hình vụ việc gây ầm ĩ vào năm 2023 tại quận 4 khi hàng chục hộ dân phải làm đơn gửi đến UBND TP HCM và Thanh tra Bộ NN-PTNT kêu cứu về việc một hộ dân nuôi hơn 80 con chó trong nhà, thường xuyên thả rông chó trước nhà gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm cho người đi đường; mỗi ngày, phân của đàn chó được để thành từng bao trước nhà và trên ban công, bốc mùi hôi thối; tiếng chó sủa liên tục ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người...

Nạn chó thả rông, không đeo rọ mõm là hình ảnh thường thấy từ ngõ hẻm đến các tuyến đường lớn, từ khu dân cư, chung cư đến các công viên, phố đi bộ. Ngay tại phố đi bộ Nguyễn Huệ dù có bảng cấm, nhiều người vẫn thản nhiên dắt chó không rọ mõm đi dạo. 

Nhiều chung cư có quy định cấm nuôi chó, mèo nhưng có cư dân vẫn nuôi. Mùi hôi; tiếng chó sủa inh ỏi; thang máy, khuôn viên sinh hoạt cộng đồng nhiều lần xuất hiện phân chó, mèo… gây bức xúc cho cư dân khác.

Sinh sống ở các khu nhà phố cũng không khá hơn. Nếu có hàng xóm nuôi chó, từ sáng đến tối đều phải canh chừng chó đi bậy trước cửa nhà mình. Lắp camera để phát hiện, ghi hình những người nuôi chó thiếu văn hóa làm bằng chứng cũng không đơn giản. Bởi muốn phản ánh lên chính quyền địa phương thì "phải có bằng chứng cụ thể" (chụp rõ hình con chó để khẳng định là vật nuôi của người nào, trong khi ghi hình ban đêm thì không thể rõ được). 

Hơn nữa, còn nhiều bất cập do thiếu quy định cụ thể, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Đã từng có án mạng chết người mà nguyên nhân cũng từ chuyện chó phóng uế, hàng xóm cãi rồi đánh nhau loạn xạ, người chết, kẻ vào tù.

Chưa kể việc chạy xe máy bất ngờ va phải chó thả rông từng khiến nhiều người trọng thương, thậm chí tử vong. Cũng không ít vụ chó thả rông cắn chết người.

Nạn chó thả rông, không đeo rọ mõm là hình ảnh thường thấy từ ngõ hẻm đến các tuyến đường lớnẢnh: Anh Vũ

Nạn chó thả rông, không đeo rọ mõm là hình ảnh thường thấy từ ngõ hẻm đến các tuyến đường lớnẢnh: Anh Vũ

Phải có quy định để quản lý

Năm 2016, Bộ NN-PTNT ban hành quy định mới, quy trách nhiệm của địa phương (cụ thể là UBND cấp xã) trong việc thành lập các đội bắt chó thả rông nhưng không phải địa phương nào cũng biết và quyết liệt làm. Trong khi đó, ý thức của một số người nuôi yếu kém, tâm lý chủ quan đã tạo ra khoảng trống trong xử lý chó thả rông.

Việc ban hành quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn TP HCM nói riêng và cả nước nói chung là thật sự cần thiết. Cũng vì vậy mà đề xuất của Sở NN-PTNT TP HCM về quản lý chó, mèo nhận được sự quan tâm, đồng tình của người dân bởi giúp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Tuy nhiên, một số người lo ngại việc quản lý chó, mèo nếu không khoa học, phù hợp sẽ gây khó khăn cho người nuôi, ví dụ như việc đăng ký, gắn microchip… tốn kém chi phí và thời gian. Hoặc việc xử lý vi phạm sẽ không hiệu quả nếu thiếu lực lượng chức năng chuyên trách để thực hiện việc quản lý chó, mèo.

Để đề xuất này được thực hiện hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, tổ chức bảo vệ động vật và người dân. Trước hết, phải xem xét kỹ đề xuất này, những quy định nào chưa phù hợp trong thời điểm hiện tại thì không nên đưa vào quy định (ví dụ gắn microchip). 

Quy định ban hành phải bảo đảm việc xử lý vi phạm mang tính công bằng, minh bạch, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, tránh thủ tục phiền hà. Đặc biệt, quan tâm đến việc bảo vệ động vật, tránh tình trạng ngược đãi, hành hạ chó, mèo; đồng thời quy định rõ việc nuôi nhốt, vệ sinh, an toàn khi nuôi chó, mèo. 

Có thể tham khảo các quy định quản lý chó, mèo hiệu quả ở các nước phát triển (nhưng không nên rập khuôn), áp dụng các biện pháp công nghệ như sử dụng camera giám sát để xử lý vi phạm…

Có luật để áp dụng cho rõ ràng, giúp người dân tuân thủ và bảo vệ cộng đồng. Tuy nhiên, để quy định pháp luật đi vào đời sống, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc nuôi chó, mèo. 

Đây là vấn đề thách thức, không thể thực hiện ngày một ngày hai nhưng chính quyền thành phố, quận - huyện, phường - xã phải làm quyết liệt, đồng bộ thì việc quản lý chó, mèo tại TP HCM mới được giải quyết hiệu quả, góp phần xây dựng thành phố văn minh, an toàn và thân thiện. 

Mời tham gia diễn đàn

Đề xuất của Sở NN-PTNT về quy định quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn thành phố nhận được nhiều ý kiến ủng hộ nhưng cũng không ít ý kiến tranh cãi.

Vậy ý kiến của bạn về vấn đề này ra sao? Từ số báo ngày 2-4, Báo Người Lao Động mở diễn đàn: "Quản lý chó, mèo tại cộng đồng sao cho hiệu quả?". Bài viết, ý kiến vui lòng gửi về địa chỉ email: bandoc@nld.com.vn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo