Đáng làm cho phải đau đầu nhức óc là sự cẩu thả biến thành một loạt phương thức hành vi, diễn biến thành mọi việc đều lẫn lộn, chẳng ra đâu vào đâu, đểnh đoảng! Đứa trẻ cẩu thả thường là động đậy tay chân nhanh hơn động não, trước sự việc thiếu khả năng quan sát tỉ mỉ và xem xét suy nghĩ toàn diện.
Đầu tiên cần bồi dưỡng cho trẻ năng lực nhận biết (phân biệt) tri giác. Hoạt động này có thể tùy lúc tùy nơi mà tiến hành, như tìm thấy một con sâu trên lá cây cũng có thể để trẻ quan sát tỉ mỉ, xem trên thân mình con sâu có mấy đốm hoa, mấy cái chân...
Đồng thời, cần bồi dưỡng cho trẻ năng lực quan sát và suy xét từ các góc độ khác nhau. Tư duy của trẻ thơ thiếu khả năng lật ngược vấn đề, khó suy xét cùng một vấn đề ở các góc độ khác nhau, đòi hỏi người lớn chỉ dẫn cụ thể. Ngoài ra, khi phát hiện trẻ do cẩu thả mà dẫn đến sai lầm thì nên kịp thời yêu cầu chúng sửa lại. Điều đó là rất cần thiết để khắc phục tính cẩu thả, lơ đễnh ở trẻ. Khi đó, các bậc phụ huynh cần ở bên trẻ để giúp chỉ bảo cụ thể.
Uốn nắn tính cẩu thả, lơ đễnh của trẻ là công việc tỉ mỉ, gian nan và phải làm đi làm lại nhiều lần, đòi hỏi các bậc phụ huynh có tinh thần trách nhiệm, nhẫn nại, không nôn nóng, càng không nên trách mắng trẻ. Do trẻ bị mắng sẽ căng thẳng tinh thần, mất hết hứng thú, chỉ càng thêm cẩu thả hơn.
Bình luận (0)