xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện NĐ 01/CP về bảo hiểm xã hội: Cần mở thêm đối tượng hưởng trợ cấp một lần

PHAN THẢO

PHÁP LUẬT.- Sau khi sự kiện trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) trở thành thời sự nóng, thu hút sự chú ý của dư luận, Bộ LĐ-TB-XH đã gấp rút soạn thảo thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định (NĐ) 01/CP (về sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH VN). Trong dự thảo mới nhất của thông tư này, nhiều nội dung tiến bộ của NĐ 01/CP được hướng dẫn chi tiết, đồng thời một số quy định quan trọng được làm rõ thêm để nâng cao tính khả thi của chính sách

Điểm đáng chú ý đầu tiên là dự thảo thông tư thể hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với lao động nữ (LĐN). Đó là LĐN có thai, sinh con, không phân biệt số lần sinh con, khi nghỉ việc theo điều 11, điều 12, được hưởng trợ cấp thai sản.

Từ năm thứ 16 trở đi, mỗi năm được tính thêm 3% cho lao động nữ

Tương tự là cách tính lương hưu theo điểm a, khoản 4, điều 1, NĐ 01/CP: Người lao động (NLĐ) có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm thì được tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH; sau đó từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm đóng BHXH, lao động nam được tính thêm 2%, LĐN được tính thêm 3%; mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.

Ý kiến đóng góp của LĐLĐ TPHCM

Trong văn bản ngày 24-2 gởi Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, Ban Kinh tế- Chính sách Tổng LĐLĐ VN, LĐLĐ TPHCM đóng góp như sau: Cơ bản thống nhất một số nội dung trong dự thảo, song đề nghị điều chỉnh hai điểm liên quan đến TCML. Đó là quy định “NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) đã giao kết trước ngày 1-1-2003, chấm dứt sau ngày 1-1-2003 nếu có đơn tự nguyện thì được nhận TCML”. Quy định như trên, thì những trường hợp giao kết HĐLĐ sau ngày 1-1-2003 sẽ không được hưởng TCML, như vậy sẽ trái quy định tại khoản 3, điều 145, BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung. Hai là quy định về trường hợp “NLĐ nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời gian đóng BHXH... sau khi nhận sổ BHXH mà NLĐ bị bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc sau một năm không ký HĐLĐ mới, nếu NLĐ có đơn tự nguyện thì được cơ quan BHXH nơi cư trú giải quyết TCML”. LĐLĐ TPHCM đề nghị sửa như sau: “NLĐ nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời gian đóng BHXH... sau khi nhận sổ BHXH mà NLĐ nếu muốn bảo lưu thì thực hiện theo điểm a, b khoản 6, mục II thông tư này (nghỉ chờ đến khi đủ tuổi hưởng hưu trí; nếu không có nguyện vọng nghỉ chờ hưu thì cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH, để sau này đóng tiếp) hoặc có đơn tự nguyện thì cơ quan BHXH giải quyết TCML”.

Đối với những trường hợp tính lương hưu thấp hơn theo điểm b, khoản 4, điều 1, NĐ 01/CP, dự thảo cũng làm rõ. Đối với người làm việc bình thường, nam đủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 55 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu như vừa đề cập ở trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc trước tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ thì giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Cách tính cũng tương tự đối với nam đủ 50 đến dưới 55 tuổi, nữ đủ 45 đến dưới 50 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên hoặc có 10 năm công tác ở chiến trường B, C, K; có ít nhất 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, song cứ mỗi năm nghỉ việc trước tuổi 55 đối với nam và 50 đối với nữ thì giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.

Trợ cấp một lần: Có mở ra, nhưng...

Theo khoản 1, điều 5, NĐ 01/CP, đối tượng được nhận trợ cấp một lần (TCML) là người đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng hưu trí; người đi định cư hợp pháp ở nước ngoài. Lần này dự thảo làm rõ thêm về các trường hợp được nhận TCML. Đó là NLĐ đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ nhưng chưa đủ 15 năm đóng BHXH; người đủ tuổi nghỉ hưu theo khoản 2, điều 25, Điều lệ BHXH nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH; người suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH; người đi định cư hợp pháp ở nước ngoài (là người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất cảnh để đi sinh sống ở nước ngoài); NLĐ làm việc theo hợp đồng đã giao kết trước ngày 1-1-2003, chấm dứt hợp đồng lao động sau ngày 1-1-2003, nếu có đơn tự nguyện thì được nhận TCML. Đối với trường hợp chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời gian tham gia BHXH, thông tư hướng dẫn “chốt sổ BHXH”, đến khi ký hợp đồng mới từ 3 tháng trở lên thì tiếp tục đóng. Sau khi nhận sổ BHXH mà NLĐ bị bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc sau một năm không ký hợp đồng lao động mới, nếu NLĐ có đơn tự nguyện thì được cơ quan BHXH nơi cư trú giải quyết TCML.

Quy định như trên, theo các chuyên gia pháp luật lao động, đã rõ hơn và mở ra. Tuy nhiên vẫn còn có điểm chưa phù hợp với thực tế đời sống, việc làm của NLĐ và chưa đúng với quy định của Bộ Luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi, bổ sung.

Cách tính thời gian thỏa đáng hơn

Điểm mới đáng chú ý trong dự thảo thông tư là làm rõ hơn về cách tính thời gian để hưởng BHXH. Điều kiện thời gian để tính hưởng chế độ hưu trí, tuất hàng tháng là đủ 12 tháng. Nếu còn thiếu thời gian đóng BHXH tối đa không quá 6 tháng, thì NLĐ đóng tiếp một lần cho những tháng còn thiếu với mức đóng hàng tháng 15% mức lương tháng trước khi nghỉ việc. Cách tính thời gian cụ thể như sau: Nếu thời gian đóng BHXH dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính nửa năm; từ 7 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn năm.

 3 điều kiện nghỉ hưu không phải giảm tỉ lệ lương hưu

Cách tính cũng từ 45% cho 15 năm tham gia BHXH, năm thứ 16 trở đi cộng thêm 2% mỗi năm với nam, 3% với LĐN, tối đa bằng 75%, song dự thảo đưa ra 3 điều kiện cần có để không bị giảm tỉ lệ phần trăm lương hưu:

1. Nam đủ 55 đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 đến dưới 55 tuổi không phải qua giám định khả năng lao động.

2. Có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.

3. Có đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.

 

GÓC NHÌN

Có những trường hợp nên cho phép nhận trợ cấp một lần

Có thể khẳng định rằng NĐ 01/CP là một NĐ có nhiều điểm tiến bộ, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp an sinh xã hội, đối với người tham gia BHXH. Thế nhưng tại NĐ này chỉ có một quy định về TCML, trước đây mở ra quá rộng (cho phép lựa chọn nhận một lần hoặc bảo lưu), nay đóng lại quá chặt, dẫn đến bất bình của một bộ phận NLĐ. Xét trên góc độ chiến lược lâu dài, mục tiêu sâu xa thì quy định như trên là phù hợp, nhiều NLĐ hiểu thấu đáo pháp luật và có hoàn cảnh kinh tế, đời sống tương đối dễ chịu, khi tuổi đời còn trẻ sẵn sàng bảo lưu để cộng dồn sau khi đóng tiếp ở nơi làm việc mới. Nhưng thực tế cũng có những trường hợp cần mở ra cho phép nhận TCML. Chẳng hạn NLĐ tuổi đã cao, thời gian làm việc còn lại không nhiều, người bị bệnh nan y, người về quê làm ruộng, không còn làm việc trong doanh nghiệp khi tuổi đời còn trẻ...; để bảo lưu và chờ đợi trong thời gian dài mới được nhận TCML là không phù hợp. Những trường hợp đó là có cơ sở để xem xét điều chỉnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo