xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phí giao thông - Một điểm nóng

Nhóm PV thời sự ghi

Cầu đường hư đâu sửa đó. Đó là hiện trạng giao thông ở TPHCM, còn số cầu đường làm mới để đáp ứng yêu cầu phát triển thì... chưa thấm vào đâu. Thật vậy, trong 5 năm qua (1996-2000), mặc dù vốn tích lũy cho đầu tư phát triển của TP đã tăng nhanh nhưng khả năng cân đối cho phát triển hạ tầng giao thông đô thị chỉ khoảng 12.455 tỉ đồng.

Huy động vốn bằng mọi tiềm lực xã hội

 

Theo ông Hà Văn Dũng, Giám đốc Sở GTCC, từ nay đến năm 2005 để phát triển mới hạ tầng giao thông, TP sẽ hoàn chỉnh đường vành đai số 3; xây dựng giai đoạn 1 đường vành đai số 2 từ nút giao thông đường Trường Sơn (sân bay Tân Sơn Nhất) đến ngã tư Bình Thái (xa lộ Hà Nội); xây cầu Phú Mỹ; cầu vượt Thủ Thiêm; xây 2 tuyến monorail... Giai đoạn 2005-2010 sẽ tiếp tục đầu tư xe lửa nội ngoại vi, đầu tư cho đường sắt chuyên dùng, cho tàu điện ngầm, tiếp tục đầu tư cho monorail... Ước tính tổng vốn đầu tư từ nay đến 2010 là hơn 156.000 tỉ đồng.

Để có một số vốn khổng lồ này thì khả năng cân đối ngân sách TP chưa thể đáp ứng đủ. Do đó, UBND TP sẽ đa dạng hóa hình thức đầu tư để huy động vốn bằng mọi tiềm lực trong xã hội. Các hình thức đó gồm: vay vốn O.D.A ưu đãi, thời gian trả nợ dài; cho phép doanh nghiệp ứng vốn xây dựng công trình, thời gian trả chậm tối thiểu 10 năm; đầu tư từ kinh doanh quỹ đất và cuối cùng là đầu tư theo hình thức B.O.T hoàn vốn bằng thu phí giao thông.

 

Khép kín mạng lưới thu phí nhưng không trùng lắp

 

 Theo báo cáo của UBND TP thì ngoài những tuyến đường đang thu phí hiện nay, dự kiến từ nay đến năm 2005 có 3 dự án sẽ được kêu gọi đầu tư theo hình thức B.O.T thu phí giao thông gồm: cầu Phú Mỹ; đường trên cao dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và đường nối sân bay Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Bình Thái. UBND TP cũng đề ra chủ trương giá thu phí như sau: Mức giá thu phí thấp lúc đầu và cao dần về sau, phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm; lấy theo giá thu phí xa lộ Hà Nội; sau 2005 sẽ xem xét thu phí đối với xe 2 bánh. TP cũng sẽ bố trí các trạm thu phí theo quan điểm: Phải thiết lập mạng lưới các trạm thu phí giao thông khép kín hợp lý trên các tuyến đường chính ra vào TP; tránh tối đa việc thu phí giao thông trùng lắp trên một hướng đi liên tục, nếu có 2 dự án B.O.T tiếp nối nhau trên cùng tuyến thì cũng sẽ kết hợp thu phí một lần và phân phối lại doanh thu thu phí; nếu điều kiện tài chính cho phép.   Nhóm PV Thời sự

 

*

**

 

Thu phí giao thông là đúng, nhưng...

 

QUẢN LÝ ĐÔ THỊ.- Chuẩn bị kỳ họp thứ 8 HĐND TPHCM khóa 6 (từ ngày 25-6 đến 29-6), UBND TPcó báo cáo quy hoạch hệ thống giao thông TP giai đoạn 2001-2010. Trước kỳ họp HĐND TP, PV Báo NLĐ lược ghi nội dung quy hoạch thu phí giao thông và ý kiến của mộtvài đại biểu HĐND...

 

Đại biểu Nhữ Thị Hương, Trưởng Ban Dân vận Quận ủy quận 7, Chủ tịch Hội Luật gia quận 7: Phải công khai nguồn thu cho dân biết

 

Quận 7 là địa bàn đã có trạm thu phí trên đường Huỳnh Tấn Phát và sắp tới dự án cầu Phú Mỹ hoàn thành cũng có trạm thu phí đi qua quận 7. Vì vậy, khi tiếp xúc cử tri, thu phí giao thông là một trong số những vấn đề mà cử tri quận 7 thường đặt ra. Trước hết, việc cần thiết phải tổ chức thu phí giao thông được cử tri đồng tình, nhưng thu như thế nào? Đối tượng ra sao? Giá cả có phù hợp không?... là những câu hỏi cử tri quan tâm. Chẳng hạn, việc thu phí giai đoạn 1 đường Huỳnh Tấn Phát - Liên tỉnh 15 đã chấm dứt và sẽ tổ chức thu phí giai đoạn 2 trong tháng 6-2002 nhưng chẳng ai công khai cho dân biết đã thu được ở giai đoạn 1 là bao nhiêu, các mức chi từ nguồn thu này thế nào? Cử tri còn phản ánh, vì sao vỉa hè dọc đường Huỳnh Tấn Phát vẫn chưa hoàn chỉnh, còn ngổn ngang... mà đã tổ chức thu phí, như vậy có đúng quy định không?

 

Một yêu cầu nữa của cử tri mà tôi cho là rất đúng đắn là cần công khai cho dân biết về dự án cầu Phú Mỹ. Dự án này sẽ được đầu tư theo hình thức B.O.T, thu phí giao thông và đi qua quận 7 mà người dân ở đây vẫn chưa biết gì về dự án này.

 

Đại biểu Phạm Xuân Hồng - Giám đốc Công ty May Sài Gòn 3: Đường nào cũng đầu tư B.O.T thì khổ cho dân và doanh nghiệp

UBND TP có giải trình một số lý do để ưu tiên áp dụng hình thức đầu tư B.O.T thu phí giao thông cho việc tạo vốn phát triển hạ tầng giao thông. Nhưng theo tôi, chúng ta đừng chuyển từ cực này sang cực khác, đừng chỉ dựa vào việc cấp bách phát triển giao thông mà đường nào cũng đầu tư theo B.O.T để thu phí giao thông thì chưa đúng. Đối với những tuyến đường cũ, đã thu rồi, bây giờ nâng cấp mở rộng... thì đúng ra Nhà nước phải lo, không đầu tư theo B.O.T. Những tuyến đường mới, muốn thu phí, cũng cần tính toán thật kỹ. Ở các nước, khi phương tiện giao thông nào muốn đi nhanh, tiết kiệm thời gian, xăng dầu... thì phải trả tiền và được chạy trên các tuyến ưu tiên. TP có thể học tập cách này hay không, ví dụ như thu phí giá cao đối với dự án đường trên cao dọc kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè? Nói chung, ai cũng biết thu phí để tạo vốn, để phát triển giao thông là rất nên làm. Nhưng thu như thế nào để vừa có vốn vừa không làm khổ người dân và các doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế là một bài toán cần được tính toán kỹ hơn.

 

Đại biểu Đặng Văn Khoa, Giám đốc Doanh nghiệp Văn khoa Sài Gòn:  Tôi không đồng tình với việc thu thấp lúc đầu và cao dần về sau

 

Tôi hoàn toàn đồng ý với việc thu phí giao thông nhằm tạo vốn đầu tư trở lại để phát triển giao thông. Cử tri ở Bình Thạnh cũng cho rằng để có kinh phí trên 150.000 tỉ đồng thì người dân cũng cần có trách nhiệm hỗ trợ với Nhà nước.

 

Vấn đề quan trọng là nên quy hoạch hệ thống thu phí như thế nào để không gây khó khăn cho doanh nghiệp, không vượt quá sức chịu đựng của người dân. Muốn vậy, ngoài các định hướng mà TP đã nêu, cần có thêm những yêu cầu sau:

Quy hoạch thu phí phải đặt sau quy hoạch giao thông tổng thể; các trạm thu tuyệt đối không ở sâu trong nội thành, nên nằm trên các tuyến vành đai, cửa ngỏ (Sở GTCC định đặt một trạm trên đường Cách Mạng Tháng Tám, gần ngã tư An Sương là nơi có mật độ giao thông cao, dễ gây ách tắc giao thông); khi đặt trạm thu phí phải chú ý hướng phát triển khu vực; không chỉ chọn khung theo mức phí xa lộ Hà Nội thì chưa phù hợp vì mỗi công trình có vốn đầu tư, phương thức đầu tư khác nhau.

Đặc biệt, tôi không đồng tình với đề xuất thu thấp lúc đầu và cao dần về sau. Không thể năm nay thu 10.000 đồng, năm sau biểu quyết tăng lên 15.000 đồng thì không trả lời được với cử tri. Các nhà đầu tư và chính quyền cần tính toán để ổn định mức thu suốt đời sống công trình, không nên tạo sự bất ổn như vậy.

 

Một vấn đề rất quan trọng nữa, đó là cần có biện pháp kiểm tra chất lượng các công trình cầu đường, kiểm tra việc thu phí của các chủ đầu tư. Bao giờ thu xong phải công bố cho dân biết. Công trình dỏm, chủ đầu tư không đàng hoàng... thì sẽ không dễ thuyết phục người dân và doanh nghiệp chấp thuận thu phí.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo