xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trên chống, dưới trồng: Hoa ngũ sắc là thù hay bạn?

Hồng Anh - Thu Thảo

MÔI TRƯỜNG.- Một số nhà khoa học tại TPHCM vừa nghiên cứu và đề nghị trồng rộng rãi cây hoa ngũ sắc để tạo cảnh quan và giảm ô nhiễm trong đất. Thế nhưng, theo Cục Môi trường đây lại là một trong số các loài sinh vật lạ xâm nhập nguy hiểm nhất trên thế giới

100 triệu đồng là số tiền mà Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM đã duyệt chi để tìm kiếm một số loài thực vật có khả năng hút kim loại nặng trong đất. Mục tiêu là nhằm trồng các loại cây này để giảm ô nhiễm trong đất. Một nhóm nhà khoa học thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM đã tìm ra và đề nghị trồng rộng rãi cây hoa ngũ sắc, còn gọi là cây thơm ổi (tên khoa học là Lantana Camara L.) tại các nơi đất bị ô nhiễm kim loại nặng do khả năng siêu hấp thu chì của chúng. Kết quả nghiên cứu này đã được hội đồng nghiệm thu gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ đánh giá đạt loại “khá”.

Trong khi Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM thông qua đề tài nói trên vào trung tuần tháng 12 vừa qua thì trong Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới do Cục Môi trường đưa ra, cây hoa ngũ sắc là một trong những loài cây mà Cục Môi trường đang tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát.

Cây hoa ngũ sắc có khả năng siêu phàm

Các nhà khoa học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM do TS Diệp Thị Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm đề tài đã lặn lội tìm kiếm ở vòng xoay Phú Lâm, Bến xe An Sương, xa cảng miền Tây, Nhà máy Pin Ắc quy Đồng Nai... những loài cây, cỏ vẫn phát triển tốt trong điều kiện ô nhiễm cao. Sau 3 năm tìm kiếm, các nhà khoa học đã khoanh lại được 15 loại thực vật phát triển tốt trên vùng đất ô nhiễm. Đó là các loài thực vật như: cỏ mận trầu, cỏ lòng vực, rau muống, bông trang, bông giấy, trứng cá, ngũ sắc (thơm ổi)... Sau khi phân tích, các nhà khoa học đã chọn ra được 2 loài dây leo và thơm ổi vẫn sống tốt trong điều kiện đất bị ô nhiễm chì cao, lên đến 1.900 ppm (1ppm = 1mg/l). Để thử nghiệm khả năng hấp thu chì của chúng, các nhà khoa học đã cho trồng cây thơm ổi trong đất đã được xử lý cho nhiễm chì ở nhiều nồng độ khác nhau, từ 1.000 đến 20.000 ppm. Phần lớn cây ngũ sắc chịu được trong đất đã bị xử lý cho nhiễm chì và chúng có thể tích lũy chì trong thân, rễ đến 7.000 ppm. Tiếp tục nâng cao nồng độ chì trong đất, từ 10.000 đến 20.000 ppm, hầu hết số cây nhiễm sắc trong thí nghiệm đều bị chết. Chỉ duy nhất có 2 cây sống sót. Nhà khoa học rút ra kết luận: “Đó là 2 nguồn gien quý được tìm thấy để phục vụ cho nghiên cứu về siêu tích lũy cho sau này”. Trong báo cáo tóm tắt của nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học đã đề nghị triển khai kết quả giảm ô nhiễm kim loại của cây hoa ngũ sắc để áp dụng trồng ngoài thực tế, vừa... tạo cảnh quan, vừa hấp thu ô nhiễm.

Mai dương, ốc bươu vàng: Bài học nhãn tiền

Trong khi đó, tài liệu Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới do Cục Môi trường phát hành vào tháng 12-2002, trang 17 có nêu rõ: “Cây ngũ sắc (Lantana camara L.) được trồng rộng rãi làm cảnh ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Tại những vùng này, chúng đã thích nghi và phát triển như một loại cỏ dại trên các đồng cỏ và môi trường ở 50 nước”. Bài học điển hình về sự tàn phá của sinh vật lạ xâm lấn đã có từ nhiều năm nay. Đó là dịch ốc bươu vàng, nạn xâm lấn của cây mai dương ở Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp).

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Thi, Khoa Sinh Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cây mai dương (tên khoa học là Mimosa pigra L.) thuộc họ Mimosaeae là loài thực vật ngoại lai xâm lấn mạnh, làm thay đổi thảm thực vật bản địa. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, năm 1999, diện tích của cây mai dương là 150 ha, năm 2000 diện tích của cây mai dương đã tăng lên 490 ha, năm 2001 là 950 ha, năm 2002 là 1.820 ha. ThS Lan Thi cho biết, nếu không có biện pháp kịp thời, trong vòng 3-5 năm nữa, rừng Tràm Chim (khoảng 7.588 ha) sẽ bị cây mai dương lấn hết. Loài cây này xâm lấn các vùng đất nông nghiệp, thảm thực vật, gây hại đặc biệt cho lúa và vùng đầm lầy.

Các cố gắng loại trừ sự xâm lấn của cây mai dương đã được nhiều nơi  nghiên cứu. Tuy nhiên, đa phần các kết quả đều không thực hiện được do thiếu kinh phí.

Còn đối với ốc bươu vàng, theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng vụ hè thu năm 1994, dịch ốc bươu vàng đã làm mất trắng và phải trồng lại 20.000 ha lúa. Vào đỉnh điểm của nạn ốc bươu vàng (tháng 4-1995), cả nước có đến 15.350 ha đất trồng nông nghiệp và hàng trăm km sông ngòi, kênh mương bị nhiễm dịch...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo