xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lỗ hổng dây chuyền xuất bản: Phó mặc cho người liên kết!

HOÀNG LAN ANH

Nhiều NXB sống bằng nguồn thu bán giấy phép nên để mặc cho đơn vị, cá nhân liên kết muốn làm gì thì làm

Cả nước có 64 NXB nhưng số NXB năng động, có uy tín trên thị trường không nhiều. TS Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Sách Thái Hà, thẳng thắn nói có những NXB mà đến 80% sách xuất bản là liên kết, tức thực chất họ chỉ cấp giấy phép, còn các công ty tư nhân lo hết: mua bản quyền, dịch, hiệu đính, biên tập, chế bản, trình bày, in ấn, phát hành.

“Em đọc kỹ lắm rồi ạ!”

Ông Nguyễn Kiểm, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, người từng có nhiều năm đảm nhận cương vị Cục trưởng Cục Xuất bản, khi chia sẻ với báo chí đã kể lại một câu chuyện tưởng như tiếu lâm nhưng thật đến 100% về đường đi của một cuốn sách. Đại ý: Một anh phó phòng hỏi anh nhân viên đã đọc kỹ sách chưa? Nghe anh nhân viên đáp đọc kỹ lắm rồi, anh phó phòng ký nháy rồi trình lên trưởng phòng. Ở cấp này, người có trách nhiệm lại hỏi: “Cậu đọc kỹ chưa?”,  lại đáp: “Em đọc kỹ lắm rồi ạ”... Và thế là đưa lên giám đốc ký xuất bản. Đến khi phát hiện nội dung sách có sai phạm, những người có trách nhiệm đều thú nhận rằng mình “chỉ xem qua”.

img
Minh họa: NGUYỄN TÀI

Chính vì cách làm này nên mới có chuyện một NXB chuyên về giáo dục như NXB Đại học Sư phạm lại in cờ Trung Quốc trong sách Bé làm quen với chữ cái phát hành suốt từ tháng 1-2012 mà lãnh đạo NXB này không phát hiện. Sau khi báo chí phản ánh, ông Đinh Văn Vang, Tổng Biên tập NXB Đại học Sư phạm, lại trả lời quanh co, thiếu trách nhiệm rằng đó chỉ là bản in thử và đã chỉnh sửa thành cờ Việt Nam. Trên thực tế, tại nhà sách, chỉ thấy xuất hiện bản “in cờ Trung Quốc” chứ không hề tìm thấy bản “in cờ Việt Nam”.

Các NXB vốn được xem là “chốt chặn” để kiểm soát nội dung sách nhưng “chốt chặn” này dường như mất tác dụng, khi giấy phép xuất bản được coi là nguồn thu giúp các NXB tồn tại.

Chỉ 500.000 đồng là có giấy phép

Về nguyên tắc, khi xin giấy phép xuất bản, đối tác liên kết phải có đủ hồ sơ về bản quyền, bản bông, thiết kế bìa…, nhưng trên thực tế, rất ít NXB tuân theo quy định đó. Đại diện một công ty sách cho  biết thời gian thông thường để xin một giấy phép xuất bản là 2 tuần, thậm chí có thể sớm hơn, tùy thuộc vào độ “nóng” của bản thảo và sự thúc giục của đối tác liên kết. Giá của một giấy phép xuất bản dao động từ 500.000 đồng (đối với sách thiếu nhi, số trang ít) đến 5 triệu đồng (đối với những cuốn sách ăn khách). Một nhà làm sách tư nhân cho biết: “Trước đây, giá giấy phép phụ thuộc vào số lượng bản in, công thức là 6% x 2.000 (bản sách) x giá bìa nhưng sau đó phía đối tác liên kết kêu đắt quá. Mỗi tờ giấy phép lấy 6%, trong khi tác giả vất vả viết sách cũng chỉ được nhận nhuận bút 10%, giá mua giấy phép nay hạ xuống còn khoảng 3% x 2.000 x giá bìa”.
 
Với công thức này, đối với sách dành cho người lớn, giá bán giấy phép tối thiểu là 1 triệu đồng, trung bình khoảng 2 triệu đồng và cao nữa là 3 triệu đồng, còn giá 5 triệu đồng dành cho những cuốn đặc biệt với lượng bản in lớn. “Tuy nhiên, với nhiều công ty sách khéo mặc cả, có khi chỉ bỏ ra 600.000 - 700.000 đồng cũng mua được một tờ giấy phép” - một chuyên gia lâu năm trong ngành xuất bản cho biết. Cách làm “phá giá” này thường liên quan đến những NXB mới thành lập, các NXB địa phương cần kinh phí để duy trì hoạt động cũng như tăng thêm thu nhập cho nhân viên NXB, ngoài ra cũng là để tạo “thương hiệu” cho mình. Thậm chí, có những NXB còn bán khống giấy phép cho đối tác muốn in gì thì in.

“Để ra được một cuốn sách, vấn đề quan trọng là đóng đủ tiền giấy phép chứ không hẳn là nội dung trong đó viết gì. Ngoại trừ một vài NXB làm việc nghiêm túc, kiểm soát nội dung chặt chẽ, các NXB khác gần như rất ít kiểm soát lại nội dung sách trước khi chúng được đưa ra phát hành ở thị trường. Điều này giải thích tại sao có tình trạng loạn sách tham khảo cho trẻ như báo chí đã nêu thời gian qua” - một người làm sách chua chát nói.

Kỳ tới: Yếu nhiều khâu

Lỗ hổng dây chuyền xuất bản

Khi những ấn phẩm giáo dục có in cờ Trung Quốc được người dân phát hiện và được đăng tải trên phương tiện truyền thông, nhiều người ngạc nhiên không hiểu vì sao những ấn bản này đã qua mặt các cơ quan quản lý xuất bản một cách dễ dàng như vậy?

“Bầu sữa” của các NXB

Năng lực cạnh tranh yếu, hoạt động không hiệu quả đã khiến nhiều NXB phải đi tìm những cách kinh doanh khác để duy trì sự sống, trong đó chủ yếu bán giấy phép. Một chuyên gia trong ngành xuất bản cho biết muốn thành công trong kinh doanh sách phải có một bộ máy nhanh nhạy, từ mua bán bản quyền, dịch thuật đến phát hành. Thế nhưng, nhân sự ở nhiều NXB, đặc biệt là những NXB non trẻ, rất yếu. “Biên tập viên kém, sách bán ra không ai mua thì đương nhiên là chết rồi, kinh doanh sách làm gì nữa. Họ chuyển sang kinh doanh giấy phép thôi. Ở những ngành khác, kinh doanh thua lỗ là đóng cửa nhưng ở ngành xuất bản, dù lỗ vẫn sống tốt vì vẫn còn “bầu sữa mẹ” - giấy phép xuất bản. Với khoảng 20.000 đầu sách in mới một năm, việc bán giấy phép cũng thu về một khoản khá đấy chứ!” - đại diện một nhà sách phân tích.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo