xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thoi thóp điện ảnh quốc doanh

Hoàng Lan Anh-Tiểu Quyên

Điện ảnh Nhà nước từng là niềm tự hào của điện ảnh Việt Nam. Trong những năm thập niên 1970 -1980, chính điện ảnh quốc doanh đã làm nên những bộ phim gây nức lòng người xem trong và ngoài nước. Còn bây giờ, nó đang sống thoi thóp bằng những hơi thở yếu ớt

Cơ sở vật chất xuống cấp

Điện ảnh quốc doanh đang bị lép vế hoàn toàn trước hoạt động sôi động của các nhà sản xuất tư nhân. Tình trạng ấy, nói theo đạo diễn Lê Hoàng,  là nó “chìm khuất và không đuổi kịp thời đại”
Trong khi nhiều hãng phim tư nhân “sinh sau đẻ muộn” làm ăn ngày càng phát đạt thì các hãng phim quốc doanh, như Hãng phim Truyện  Việt Nam, Hãng phim Giải phóng ngày càng trở nên khó khăn, tiêu điều.
“Nghèo đói” trên đất “kim cương”
Hãng phim Truyện Việt Nam nằm ngay sát hồ Tây, một vị trí được coi là cực đẹp, ngay trên khu đất “kim cương” rộng tới 5.000 m2. Vậy mà cái nôi từng sinh ra những tên tuổi và tác phẩm nổi tiếng, được mệnh danh là “anh cả đỏ” của điện ảnh Việt Nam lại đang vô cùng tiều tụy, rách nát.
Mặt tiền của hãng là một quán phở bất kể ngày hay đêm đều ngầy ngậy mùi mỡ bò. Bên cạnh hàng phở là liên tiếp mấy quán ăn không lấy gì làm sạch sẽ. Mặt sau của hãng phim (nhìn ra phía hồ Tây) là một dãy nhà cấp bốn, cạnh đó là nhà hàng Quán Cá được hãng phim cho thuê địa điểm để kiếm thêm thu nhập.
Xưởng thiết kế mỹ thuật khóa cửa ngoài không biết từ bao nhiêu năm nay. Phòng giao dịch kịch bản, phòng lồng tiếng, phòng hợp tác sản xuất và phát hành phim cửa đóng then cài. trường quay cho TV plus thuê cũng không một bóng người với chiếc khóa to tướng ngoài cửa.
img
Phòng giao dịch kịch bản xập xệ của Hãng phim truyện Việt Nam
Xót xa là tâm trạng chung của rất nhiều nghệ sĩ ở Hãng phim Truyện Việt Nam khi nói về ngôi nhà chung của mình. Một đạo diễn có tiếng tâm sự, có thể nhiều người không tin nổi nơi một thời sản xuất những Chung một dòng sông, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Con chim vành khuyên, Bao giờ cho đến tháng mười ... giờ lại là những mái nhà cấp bốn lợp mái tôn xi măng thế này.

Theo nhà quay phim Lý Thái Dũng, người đang phụ trách kỹ thuật của hãng, tình trạng vắng vẻ, tiêu điều này đã diễn ra trong nhiều năm qua. Không có kinh phí làm phim, hãng cũng không có cả kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, nhà xưởng, do vậy sự xuống cấp  của cơ sở vật chất ngày càng trầm trọng. Minh chứng rõ nét và cũng có thể coi là chua chát nhất cho sự xuống cấp ấy chính là cánh cửa sổ mục nát của phòng lãnh đạo hãng.

Một người bán cơm sống tại ngõ 4, phố Thụy Khuê cho biết rành rọt rằng đã qua bốn đời giám đốc hãng mà cánh cửa sổ ấy vẫn chưa được thay. Nó là hình ảnh có tính điển hình để tiếp tục phơi bày những bi kịch của một hãng phim quốc doanh từng một thời lừng lẫy.
img

Hãng phim Truyện Việt Nam có trụ sở ngay trên đất”kim cương”

của Hà Nội, lại đang trong tình trạng xơ xác. Ảnh: Hoàng Lan Anh

Nếu Hãng phim Truyện Việt Nam được xem là “anh cả đỏ” của điện ảnh quốc doanh phía Bắc thì Hãng phim Giải phóng là “anh cả đỏ” của điện ảnh quốc doanh ở phía Nam, với những tác phẩm của một thời vang bóng: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Vùng gió xoáy, Gánh xiếc rong, Dấu ấn của quỷ, Mê Thảo- thời vang bóng, Lưỡi dao… Những năm gần đây, cái tên Hãng phim Giải phóng khá mờ nhạt với khán giả điện ảnh khi tác phẩm càng lúc càng thưa vắng. Năm 2010, nhờ có kinh phí tài trợ làm phim chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội, hãng này mới có được một Long thành cầm giả ca, nhưng tiền vé thu được không bằng 1/10 số tiền đầu tư. 
Trụ sở hãng phim tọa lạc tại số 212 Lý Chính Thắng, quận 3 - TPHCM hơn 7 năm qua vẫn chưa hoàn thành vì thiếu kinh phí. Hiếm hoi lắm mới có một buổi ra mắt phim của hãng này, còn ngày thường vẫn đông đúc người xe ra vào nhưng chủ yếu là… gửi xe để xem phim ở rạp. Cũng nhờ mảnh “đất vàng”  cho tư nhân thuê làm rạp chiếu phim Cinebox nằm kế cận nên hãng có thêm “đồng ra đồng vô”, góp phần nuôi đội ngũ CBCNV nhiều năm qua với đồng lương ít ỏi.
img
Ô cửa sổ mục nát ở phòng lãnh đạo Hãng phim Truyện Việt Nam, qua 4 đời giám đốc vẫn chưa được thay
Sống trong mòn mỏi

“Anh cả đỏ” của điện ảnh một thời đang bị lép vế hoàn toàn trước hoạt động sôi động của các nhà sản xuất tư nhân, nói theo đạo diễn Lê Hoàng là nó “chìm khuất và không đuổi kịp thời đại”.

Nhà quay phim Lý Thái Dũng của Hãng phim Truyện Việt Nam tâm sự rằng lần anh được quản lý kỹ thuật một cách bài bản nhất là cách đây 10 năm. Giờ đây, cơ sở vật chất của Hãng phim Truyện Việt Nam không được đầu tư gì. Lần gần nhất, cách đây 3 năm, hãng được cấp kinh phí để đầu tư kỹ thuật nhưng đến nay đã hết khấu hao.
    
img
Xưởng thiết kế mỹ thuật của Hãng phim Truyện Việt Nam cũ nát như thế này đây
Mới đây, khi Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái xuống hãng làm việc, ông Lý Thái Dũng đã thẳng thắn phát biểu rằng, với số tiền đầu tư ấy, hãng chỉ có thể duy trì được tiêu chuẩn kỹ thuật cho phim truyện nhựa được hai năm, phim truyền hình được một năm. Sở dĩ máy móc hao mòn nhanh như vậy là bởi phải hoạt động hết công suất. Bi kịch ở chỗ, máy móc ấy không phải để làm phim cho hãng mà cho các hãng tư nhân thuê hòng kiếm chút tiền giúp hãng tồn tại. Thậm chí là tiền sản xuất phim cũng bị “cấu véo” vào việc trả lương cho CBCNV vì có những lúc không còn nguồn thu nào khác.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng mấy năm trước đã nhận phim Những người viết huyền thoại với 70% tiền đầu tư là tài trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, 7,8 tỉ đồng cho một bộ phim chiến tranh về những người vận chuyển xăng dầu cho chiến trường miền Nam là một con số khiến đạo diễn đau đầu nên đến bây giờ phim vẫn trong giai đoạn “bàn bạc với họa sĩ”. Trượt giá là lý do khiến đạo diễn “đụng vào đâu cũng thấy khó”, tuy nhiên nếu không nhận phim thì không có việc gì để làm. Một lý do nữa cũng rất tế nhị, không nhận phim, sẽ không lấy ra tiền để trả lương cho CBCNV.

Nhà quay phim Lý Thái Dũng tiết lộ lương của anh, cộng cả trợ cấp lãnh đạo của hãng mới được 3,4 triệu đồng. Mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định đã là 830.000 đồng, nhưng vì không có tiền trả nên Hãng phim Truyện Việt Nam phải “một mình một chợ” trả theo mức lương 650.000 đồng. Tiền cho thuê quán phở, cho thuê quán cá, nhà xưởng chưa đủ tiền đóng thuế đất hằng năm. Các đạo diễn, quay phim, biên kịch, thu thanh, dựng phim, các kỹ thuật viên phải ra ngoài, nhận làm thuê tất cả các phim truyền hình, quảng cáo... miễn sao có thêm thu nhập cho mình và đóng góp một phần cho hãng.

Kỳ tới: Nhân lực mai một

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo