xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai dễ tử vong vì cúm A/H1N1?

Theo Hiền Lê (VTC News)

Việt Nam đã có 5 ca tử vong trên tổng số 4.383 ca nhiễm cúm A/H1N1. Hầu hết các bệnh nhân đều có tiền sử mắc bệnh mạn tính, có nguy cơ tử vong cao.

Xem Cúm A (H1N1) đã thành đại dịch?   

Mỗi bệnh nhân tử vong đều kèm theo bệnh lý khác

Bệnh nhân đầu tiên là Trần Thị Kim L. (29 tuổi) tử vong lúc 23 giờ 45 ngày 3-8, tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa). Được biết, chị L. mắc bệnh hạch đã từ 2 năm nay.

img
Một bệnh nhân cúm A/H1N1 bị biến chứng nặng. Ảnh VNE 

 
Bệnh nhân có tiền sử bệnh hạch mãn tính sẽ thuộc vào nhóm nguy cơ tử vong cao, nếu mắc cúm A/H1N1 (vì nó làm suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể giảm sức đề kháng, không đáp ứng với phác đồ điều trị cúm A/H1N1).

Ngày 108, bệnh nhân thứ 2 tử vong là bà T.T.B, sinh năm 1957, ngụ tại quận 10, TPHCM. Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H1N1 và tử vong trong ngày 10-8. BS Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y (Sở Y tế TPHCM)  nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong là do nhiễm virus cúm A/H1N1, bị suy hô hấp và suy tạng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có tiền sử bị bệnh Down.

Ca tử vong thứ 3 là bệnh nhân Nguyễn Thị X., 56 tuổi, ngụ tại Q. Bình Thạnh, có tiền sử với bệnh tâm thần, tử vong ngày 4-9.

Ngày 8-9, TPHCM ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do mắc cúm A/H1N1 là bệnh nhân D. V. T, nam, 51 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh. Qua chẩn đoán, bệnh nhân được xác định là bị suy thận mãn giai đoạn cuối kèm theo viêm phổi và suy hô hấp. Ngoài ra, bệnh nhân T. còn mắc các bệnh tim, cao huyết áp và tiểu đường. Mặc dù dùng kháng sinh, Tamiflu nhưng bệnh nhân không qua khỏi.

Sở Y tế TPHCM cũng ghi nhận là bệnh nhân T. đã khởi bệnh 3 ngày trước khi nhập viện. Do nhập viện quá muộn, cùng với việc mắc nhiều bệnh nằm trong nguy cơ tử vong cao, nên bệnh nhân T đã không thể qua khỏi.
 
Ngày 9-9, Việt Nam ghi nhận ca tử vong thứ 5 là một bé trai 9 tuổi trú tại Hùng Gòn, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Ngày 29-8, bé bị sốt nhưng đến ngày 2-9 gia đình mới đưa bé vào điều trị tại Bệnh viện huyện Tánh Linh, Bình Thuận. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh và đến ngày 3-9, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Bệnh nhân sốt li bì và được chẩn đoán là viêm não đồng thời dương tính với cúm A/H1N1. Tuy nhiên từ lúc đó bệnh nhân vẫn bị sốt cao, li bì và tử vong lúc 10 giờ 45 phút ngày 9-9.

Với ca bệnh này, thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn yêu cầu xác minh lại nguyên nhân tử vong thực sự của bệnh nhân là vì cúm A/H1N1 hay vì viêm não, vì triệu chứng sốt cao li bì thường do viêm não.

5 bệnh nhân tử vong của Việt Nam, tất cả đều kèm theo các bệnh lý khác như bệnh hạch, tâm thần, Down, tiểu đường - suy thận, viêm não.

Người khỏe mạnh cũng có thể tử vong vì cúm A/H1N1 nếu chủ quan

Ngày 11-9-2009, Việt Nam đã ghi nhận thêm 118 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) (khu vực phía Nam: 89 ca, khu vực miền Bắc: 12, khu vực miền Trung: 12 ca; khu vực Tây Nguyên: 05 ca).

Như vậy, tính đến 17 giờ 00 ngày 11-9-2009, Việt Nam đã ghi nhận 4383 trường hợp dương tính, 5 ca tử vong.

Số bệnh nhân đã khỏi ra viện là 3350, các trường hợp còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở điều trị, giám sát cộng đồng trong tình trạng sức khỏe ổn định.
 
Với các bệnh lý này, cũng như các bệnh mạn tính khác như bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS..., theo ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường - Bộ Y tế, bệnh nhân khi mắc thường sức đề kháng kém, nên khi mắc cúm  A/H1N1 sẽ dễ bị tử vong hơn.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi đều là các đối tượng nguy cơ cao khi mắc cúm A/H1N1.

Tuy nhiên, theo ông Nga, trong số gần 3.000 người chết vì cúm A/H1N1 trên thế giới, vẫn có tới 1/3 người bình thường, khỏe mạnh. Do đó nguy cơ tử vong không loại trừ ai.

Với tỉ lệ 0,2% tử vong vì cúm A/H1N1 trên thế giới, thì ở nước ta, 5 người chết so với 4.383 ca mắc là tỉ lệ thấp hơn so với thế giới. Ông Nga nhận định, sở dĩ số người chết ở Việt Nam đang thấp là do quá trình lây lan trong cộng đồng chưa cao. Người mắc cúm tại Việt Nam bắt đầu từ những người nhập cư hoặc đi du lịch, là những người có trình độ cao, nên ý thức được việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Đồng thời theo đó, việc giám sát chặt chẽ từng ca bệnh, giám sát từ bắt đầu có dịch nên việc kiểm soát dịch tại Việt Nam từ khi có dịch là tốt.

Tuy nhiên ông Nga khẳng định, khi dịch đã lây lan mạnh trong cộng đồng, có người mắc bệnh ở vùng sâu vùng xa, ở những người dân chưa có ý thức cao, học vấn thấp, thì việc chủ quan dẫn tới biến chứng và tử vong vì cúm A/H1N1 sẽ tăng dần lên. Do đó, khó khăn trong việc kiểm soát dịch cúm A/H1N1 vẫn còn ở phía trước.

Hiện nay, Bộ Y tế đang điều tra kỹ từng trường hợp tử vong để từ đó có hội nghị khoa học rút kinh nghiệm trong cách chẩn đoán và điều trị bệnh nhân của đại dịch cúm A/H1N1.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo