xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh điếc trẻ sơ sinh

T.Nghi - N.Phương

TAI - MŨI - HỌNG.- Theo GS F. Brohm, tại Cộng hòa Séc, cứ 1.000 trẻ thì có 20-30 em do bị điếc mà chậm nói hay nói ngọng và 1 em do điếc nặng mà không nói được. Còn theo GS J. C. Lafon thì tại Pháp, số trẻ bị điếc nhẹ và vừa chiếm 3% và số trẻ điếc nặng chiếm khoảng 0,2% tổng số trẻ em.

Tại VN, năm 1971, Viện Tai - Mũi - Họng điều tra sơ bộ ở 4 xã đồng bằng sông Hồng và đã phát hiện 30 người điếc nặng trên tổng số 17.971 người, tỉ lệ xấp xỉ 1,6%o.

Trẻ đẻ ra đã bị điếc (do bệnh di truyền, bệnh trong thời kỳ thai nhi, do đẻ non, đẻ khó, bị ngạt...) hoặc bị điếc vào tuổi chưa phát triển đầy đủ ngôn ngữ (trước 5 tuổi) do các nguyên nhân viêm tai, viêm não - màng não. Bị các bệnh nhiễm vi-rút như sởi, quai bị... hay nhiễm độc, đặc biệt là nhiễm độc thuốc (như streptomyxin) đều có thể trở thành điếc do mất khả năng tiếp thu ngôn ngữ.

Phát hiện trẻ điếc

Theo một công trình nghiên cứu của nhóm bác sĩ Hội Tai - Mũi - Họng TPHCM, những dấu hiệu làm cho bố mẹ và những người xung quanh nghi ngờ và phát hiện ra trẻ điếc rất khác nhau và tùy theo lứa tuổi.

Ở lứa tuổi dưới 6 tháng: Có thể thấy trẻ phản ứng khác thường đối với thế giới âm thanh như khi gọi trẻ vẫn dửng dưng hoặc trẻ không phản ứng trước những tiếng động lớn và gần. Ở lứa tuổi vườn trẻ và mẫu giáo: Nếu như dấu hiệu trẻ thiếu phản ứng đối với các âm thanh là yếu tố giúp ta lưu ý thì dấu hiệu trẻ không phát triển hoặc chậm nói được coi là những gợi ý cho ta biết trẻ bị điếc hoặc nghe kém. Ở giai đoạn này, trẻ hình như không chú ý, không vâng lời bởi trẻ không hiểu hoặc hiểu không rõ những gì chúng ta nói. Ngược lại, ở trẻ lại phát triển mạnh thứ ngôn ngữ bằng nét mặt và điệu bộ nếu như trẻ hiếu động, thông minh và có nhu cầu giao tiếp. Sự cô độc của trẻ điếc, những khó khăn mà trẻ phải chịu đựng trong khi muốn hiểu và làm cho mọi người xung quanh hiểu mình đã ảnh hưởng đến tình cảm và tính nết của trẻ. Trẻ trở nên hung dữ, hay cáu gắt hoặc tính khí khác thường. Nếu như những trẻ điếc nặng thường được phát hiện trước 6 tuổi thì các trường hợp bị điếc vừa, điếc nhẹ thường đến tuổi đi học mới biết. Ở tuổi đi học: Trẻ chậm nói, nói ít, diễn đạt khó khăn, phát âm sai... Ðến tuổi đi học, tình hình nghiêm trọng thêm khi trẻ phải tập đọc các âm vị mà chúng nhầm lẫn hay viết những từ chúng không hiểu. Ðáng lưu ý là những lời giảng của giáo viên ở lớp trẻ chỉ tiếp nhận một phần nhỏ nên kết quả học tập rất kém. Như vậy, những khó khăn về thính giác được ẩn dưới hình thức học kém, học chậm, thiếu vâng lời... Hơn nữa, kết quả học tập ở lớp, sự quở trách của gia đình, sự trêu chọc của bạn bè càng ảnh hưởng xấu đến tình cảm của trẻ, tạo ra sự rối loạn về tính tình rất đậm nét.

Tóm lại, ở bất cứ lứa tuổi nào cũng cần lưu ý đến thính giác của trẻ khi xuất hiện những triệu chứng về tai. Trẻ có dị hình vành tai hay ống tai ngoài, viêm mũi - họng, đau hoặc viêm tai... là những dấu hiệu cần lưu ý hơn.

Phân loại trẻ điếc

Theo nhóm nghiên cứu nói trên, để tiên lượng khả năng và kết quả phục hồi chức năng y học, có thể phân loại trẻ điếc trên một số góc độ chính:

. Về tuổi xuất hiện điếc: Ðối với trẻ bị điếc trước khi biết nói (trước 2 tuổi) thường vẫn quen gọi là điếc bẩm sinh. Ở những trẻ này, trở ngại do điếc gây ra đối với sự phát triển toàn diện của trẻ là tối đa. Ðối với trẻ bị điếc khi đang tập nói (từ 2-5 tuổi) thì hậu quả càng nặng nề nếu mức độ điếc càng nặng. Ðối với trẻ điếc sau tuổi biết nói (sau 6 tuổi) và ở trẻ lớn thì hậu quả ít nặng nề hơn, nhất là đối với trẻ chưa biết chữ.

. Về mức độ điếc: Ðây là tiêu chí phân loại chủ yếu. Trẻ bị điếc dưới mức 40 dB: Ngôn ngữ của trẻ bình thường nhưng một số trường hợp phát âm bị ngọng. Trẻ bị điếc từ 40 - 60 dB: Ngôn ngữ bị giới hạn, âm sắc của giọng nói bị rối loạn. Trẻ điếc từ 60-80 dB: Phân biệt rất khó các phụ âm. Ðây là những trẻ điếc nặng, có thể trở thành điếc - câm. Trẻ điếc trên 80 dB: Không thể đạt tới một ngôn ngữ nào nếu không được giúp đỡ bằng những phương pháp đặc biệt. Ðây là những trẻ điếc đặc.

 Nguyên nhân điếc ở trẻ sơ sinh

. Ðiếc bẩm sinh

1- Trẻ bị thiếu ôxy trong lúc lọt lòng mẹ, do mẹ bị nhiễm các độc chất trong lúc mang thai như thuốc chữa bệnh, rượu, thuốc lá, ma túy...

2- Do người mẹ bị mắc một chứng bệnh về tai lúc còn nhỏ tuổi.

3- Người mẹ sinh ra trong gia đình, dòng họ có bệnh điếc di truyền.

. Ðiếc do truyền nhiễm

Trẻ mắc một số bệnh như viêm tai, quai bị, viêm màng não, chấn thương tai ngoài. Loại bệnh điếc này có thể điều trị bằng kháng sinh hoặc phẫu thuật. Có trường hợp trẻ vừa bị điếc bẩm sinh và điếc do truyền nhiễm.

C.T (Theo Tạp chí Santé)

 

Phương pháp luyện nghe cho trẻ điếc

Luyện nghe cho trẻ điếc bằng cách tận dụng và luyện các phần thính giác còn sót lại ở trẻ điếc đã được áp dụng từ thế kỷ 17. Các chuyên gia về thính học thời ấy đã luyện nghe cho người điếc bằng cách đưa họ đến những thung lũng, nơi tiếng nói to có độ vang vọng lớn; hay đặt người điếc trong những thùng lớn để họ luyện nghe bằng chính tiếng nói của họ được cộng hưởng vang to trong thùng.

Quá trình luyện nghe chia làm 4 giai đoạn: Tập nghe, tập phân biệt các âm thanh đã nghe, tập nghe tiếng nói một cách tổng thể, phân tích và hiểu được lời nói.

Ngày nay, máy trợ thính đã là một công cụ hiệu quả để nâng cao sức nghe cho người điếc, trở thành một phương tiện rất phổ biến để luyện nghe, mang lại những tiến bộ nhảy vọt.

(Bộ môn TMH Trường ÐH Y Dược TPHCM)

 

 

Viêm tai giữa đang gia tăng

 

Một số phụ huynh thấy con chảy mủ tai thường nhét bông gòn hoặc rắc thuốc bột vào tai, điều này rất nguy hiểm...

 

Ngày 13-8, em L.V.N sinh năm 1990, được chuyển đến bệnh viện Nhi Ðồng I, TPHCM trong tình trạng sốt, nhức đầu kéo dài, người mệt mỏi, tri giác kém... Sau nhiều ngày chữa trị tại khoa nhiễm, tình trạng bệnh càng xấu hơn, bệnh nhân u mê, hầu như không còn khả năng nhận biết. Ngày 19-8, em N. được chuyển qua Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán là viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, áp xe vùng cổ, viêm màng não. Bệnh nhân  được phẫu thuật ngay sau đó.

Bác sĩ Ðặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Ðồng I, cho biết: Ðây là một ca viêm tai giữa để quá nặng dẫn đến viêm xương chũm, nếu trễ khoảng 24 giờ nữa  bệnh nhân có thể tử vong do tăng áp lực nội sọ. Tuy đã được cứu nhưng em N. sẽ bị điếc hoàn toàn một tai vì viêm xương chũm đã phá hủy toàn bộ hệ thống tai giữa.

Trong tháng 6, Khoa Tai Ðầu Mặt Cổ, Trung tâm Tai Mũi Họng, TPHCM tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám về tai. Tháng 7 và 8, riêng khoa này đã tiếp nhận gần 250 người đến khám, điều trị bệnh tai, nhiều nhất là viêm tai giữa. Theo bác sĩ Nguyễn Thành Lợi, trưởng khoa Tai Ðầu Mặt Cổ do thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường là điều kiện cho siêu vi  sinh sôi nảy nở khiến bệnh viêm  nhiễm đường hô hấp tăng. Ðây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tai cũng tăng lên. Ðộ tuổi mắc bệnh thường từ 1-7 tuổi do các em chưa biết cách chăm sóc tai, mũi, họng và sức đề kháng còn yếu.

Khi bị viêm tai giữa, tai thường có dấu hiệu sưng tấy, đỏ, chảy dịch nhầy, mủ tai. Bệnh nhân thấy đau nhói trong tai kèm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, bỏ ăn... Các triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh về đường ruột. Nếu điều trị không đúng hoặc không kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính với các biến chứng như viêm xương chũm, viêm xương thái dương làm trẻ bị điếc, tâm thần. Ngoài ra, còn có những biến chứng nguy hiểm như viêm tĩnh mạch bên, áp xe não, viêm màng não... có thể làm trẻ tàn phế hoặc tử vong.

Theo bác sĩ Lợi, khi thấy có các triệu chứng trên nên nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa về tai để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý chữa trị ở nhà. Một số phụ huynh thấy con chảy mủ tai thường nhét bông gòn hoặc rắc thuốc bột vào tai. Ðiều này rất nguy hiểm vì bông làm mủ không thoát ra được và mủ sẽ phá thủng màng nhĩ gây viêm màng não, viêm ngoài não; bột thuốc cũng làm tăng nguy cơ mủ chảy vào tai. Một số người thường đốt sáp ong thổi vô tai khi tai chảy mủ  làm cho bệnh nặng hơn. Tuyệt đối không nên ngoáy tai vì sẽ làm tai bị chấn thương, nặng hơn là phá thủng màng nhĩ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập  gây ra viêm tai.

Mỹ Nga

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo