* Phóng viên: Cúm gia cầm đã xuất hiện và có xu hướng bùng phát ở miền Bắc nhưng nay xuất hiện 2 trường hợp ở miền Tây Nam Bộ. Đây có là điều bất thường?
- PGS-TS Nguyễn Trần Hiển: Điều này là do đàn vịt chạy đồng ở đây đông hơn miền Bắc rất nhiều. Do đó, nguy cơ lây lan từ các đàn vịt di chuyển từ nơi này qua nơi khác cũng cao hơn. Hơn nữa, dù các ca bệnh chỉ xuất hiện lẻ tẻ, không gây thành ổ dịch lớn nhưng điều lo ngại là virus cúm A/H5N1 vẫn tồn tại trong các đàn thủy cầm ở một số nơi dưới dạng lành mang trùng. Việc tiêm phòng cho gia cầm, thủy cầm trong các hộ gia đình lại không cao. Kết quả giám sát của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho thấy khoảng 5% đàn vịt mang virus, đó là bằng chứng virus H5N1 vẫn có trong môi trường và có thể gây nên những ổ dịch. Hai trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 vừa qua cũng là do có tiếp xúc trực tiếp và sử dụng thủy cầm bệnh.
* Bộ Y tế khuyến cáo đối tượng dễ mắc cúm nhất là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính. Tuy nhiên, 2 trường hợp tử vong mới nhất đều là những thanh niên- lứa tuổi có sức khỏe tốt, thưa ông?
- Khả năng nhiễm cúm của từng người cũng phụ thuộc vào tính cảm nhiễm của họ. Ngay trong một gia đình có những người cũng ăn thịt con gia cầm bệnh ấy nhưng khôngphải ai cũng nhiễm bệnh và tử vong, hoặc nhiễm mà không có biểu hiện bệnh. Trong những đợt dịch trước đây, phải tiêu hủy hàng triệu gia cầm thì người thực hiện trực tiếp tiêu hủy chính là người phơi nhiễm. Đối tượng này rất lớn nhưng rất ít người bị nhiễm bệnh.
* Điều gì khiến người ta lo ngại khi tái xuất các ca bệnh cúm gia cầm trên người, thưa ông?
- Cúm gia cầm khác biệt hơn nhiều so với cúm mùa, cúm thường và cúm đại dịch ở người. Nó là bệnh của gia cầm nên virus sống trên gia cầm và tỉ lệ người nhiễm cũng rất ít, đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận ca bệnh nào lây từ người sang người. Điều mà chúng tôi lo ngại nhất là virus cúm A/H5N1 biến đổi thích ứng lây từ người sang người. Chúng phát triển, cư ngụ ở hầu, họng người bệnh và dễ dàng lây sang người khác.
* Đã từng xảy ra hiện tượng virus từ gia cầm, vật nuôi lây sang người chưa, thưa ông?
- Có. Gần đây nhất là đại dịch cúm H1N1. Đây là chủng virus cúm được trộn từ gien của heo, gia cầm và người. Tại thời điểm này, cúm H1N1 đại dịch đã trở thành cúm mùa thông thường, độc lực nhẹ. Còn H5N1 chưa thấy có sự tích hợp, nếu có thì đó là một thảm họa.
* Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã nghiên cứu vắc-xin phòng cúm A/H5N1 từ năm 2005. Vậy khi nào người dân sẽ có vắc-xin cúm A/H5N1 để phòng bệnh?
Đã có 61 ca tử vong vì cúm A/H5N1 Sau gần 2 năm vắng bóng, đầu năm 2012, cúm A/H5N1 đã trở lại với 2 bệnh nhân đầu tiên, cả 2 đều tử vong. Cùng với diễn biến phức tạp của cúm trên đàn gia cầm, cộng thêm thời tiết thuận lợi, giới chuyên môn lo ngại bệnh sẽ lan nhanh sang người. Từ năm 2003 đến nay, đã có 161 ca cúm A/H5N1 được ghi nhận, trong đó 61 ca tử vong. Kết quả phân tích di truyền học chủng virus cúm A/H5N1 trong các ca nhiễm gần đây cho thấy cơ bản giống như virus ở gia cầm, tức là vẫn có độc lực mạnh. |
Bình luận (0)