xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hệ lụy “đắng” từ đồ uống có đường

Khánh Anh

Mức tiêu thụ đồ uống có đường đang tăng nhanh và được coi là yếu tố chính góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở nước ta. Điều đáng bàn là thừa cân, béo phì lại kéo theo nguy cơ gia tăng và trẻ hóa các bệnh không lây nhiễm.

10 năm, tỉ lệ người mắc đái thái đường tăng gần gấp đôi

Hôm nay 14-11 là Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường. Việt Nam đang có khoảng 7 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng đồ uống có đường và các vấn đề sức khỏe như thừa cân, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, bệnh răng miệng.

Hệ lụy “đắng” từ đồ uống có đường - Ảnh 1.

Tư vấn cho người bệnh bệnh điều trị đáo tháo đường ở trẻ em

Tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng. Bệnh gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe, tàn phế, thậm chí tử vong bởi người bệnh thường được chẩn đoán, điều trị muộn.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, kết quả điều tra cho thấy hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng với 34% là biến chứng tim mạch; 39,5% biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

Cũng liên quan đến bệnh đái tháo đường, các chuyên gia cho hay, theo điều tra năm 2012 của Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới đưa ra con số có khoảng hơn 4% dân số Việt Nam mắc đái tháo đường, nhưng đến năm 2020, tỉ lệ này đã lên đến gần 7,3%. Như vậy gần 10 năm, tỉ lệ dân số mắc đái tháo đường ở nước ta tăng gần gấp đôi.

Bệnh tật bủa vây do đồ uống có đường

Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, có những trẻ 8-10 tuổi đã mắc đái tháo đường tuýp 2, căn bệnh liên quan nhiều đến lối sống: chế độ ăn không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực. Gần đây nhất một bé trai 13 tuổi ở Hà Nội nặng tới 70kg được gia đình đưa đến khám tại bệnh viện. Kết quả xét nghiệm đường huyết của cậu bé được bác sĩ thông báo là có chỉ số cao gấp 3 lần bình thường khiến bố mẹ tá hỏa. Bé trai này được xác định mắc đái tháo đường type 2. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn, Khoa Nội tiết của bệnh viện cho biết, khác với tiểu đường type 1 ở trẻ thường do nguyên nhân tự miễn, tiểu đường type 2 liên quan nhiều đến chế độ ăn, uống. Như bệnh nhi nói trên rất thích ăn đồ nướng, rán, thích uống nước ngọt. Việc tiêu thụ "vô tội vạ" đồ uống có đường đang làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, cả người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do xuống dưới 10% tổng năng lượng tiêu thụ. Cụ thể, giảm hơn nữa mức tiêu thụ các loại đường tự do xuống dưới 5% (25gram) mỗi ngày sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Diễm, Phó Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin, trên nhãn dinh dưỡng của một lon nước ngọt 330ml, nhà sản xuất công bố có 11gram đường/100ml, tương đương từ 33-40gram đường/lon nước. Như vậy, chỉ cần uống một lon nước ngọt mỗi ngày đã vượt ngưỡng tiêu thụ đường tự do có lợi cho sức khỏe.

Hệ lụy “đắng” từ đồ uống có đường - Ảnh 2.

Cảnh báo của Bộ Y tế về nguy cơ do sử dụng đồ uống có đường

Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một đứa trẻ mỗi ngày tiêu thụ hơn 1 phần nước ngọt làm tăng 0,24 chỉ số khối lượng cơ thể (BMI). Trẻ từ 2 đến 5 tuổi nếu thường xuyên uống nước ngọt thì nguy cơ béo phì tăng 43%. Một nghiên cứu khác tại TP HCM năm 2020 trên chế độ ăn của 224 học sinh từ 9 đến 11 tuổi chỉ ra rằng, chế độ ăn vặt nước ngọt và bim bim làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì gấp 5 lần so với trẻ tiêu thụ ít hơn. Không chỉ trẻ nhỏ, nước ngọt cũng làm tăng cân ở người lớn. Thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và ít nhất 13 loại bệnh ung thư.

Do đó, thay vì việc tiêu thụ đường tự do trong các loại đồ uống vốn không có lợi cho sức khỏe, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo mọi người nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường... Mặt khác, mọi người nên hạn chế cho thêm đường vào đồ uống hay món ăn và ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho trái cây sấy khô, đồ ăn vặt có đường…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo