xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hết lòng với bệnh nhân

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Bằng cái tâm của người thầy thuốc, họ cần mẫn, dốc sức vì bệnh nhân dù môi trường làm việc còn nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm

“Được đưa phong bì là chuyện thường xuyên trong ngành y nhưng nhận như thế nào mới là vấn đề? Nếu bạn đã làm tốt, hết lòng với công việc, gia đình bệnh nhân cảm ơn thì đáng để nhận. Còn nếu bạn cau có, hạch sách để gia đình bệnh nhân phải đưa phong bì thì lương tâm người thầy thuốc không cho phép” - bác sĩ (BS) Ngô Thị Thanh Thủy, Trưởng Khoa Nội 3 Bệnh viện Ung Bướu - TPHCM, trả lời thẳng thắn khi một khán giả hỏi: “Chị có thường nhận được phong bì trong quá trình điều trị?” tại chương trình giao lưu “Thầy thuốc như mẹ hiền” do CĐ ngành y tế TP tổ chức sáng 22-2.

Phong bì chỉ là chục trứng, bao gạo

Khoa Nội 3 Bệnh viện Ung Bướu là chuyên khoa dành cho bệnh nhi. Do bệnh nhân đặc thù nên công tác điều trị và chăm sóc của y, BS khoa này cũng rất đặc biệt. Họ vừa là thầy thuốc vừa là chuyên gia tâm lý để hỗ trợ kịp thời cho thân nhân người bệnh vì các em có thể vĩnh viễn ra đi bất cứ lúc nào.  Khó vậy nhưng ít ai ngờ điều trị cho gần 1.000 bệnh nhi lại chỉ có 6 BS.

Để trực tiếp điều trị, các y, BS Khoa Nội 3 còn phối hợp với nhiều đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nước tổ chức nhiều chương trình vui chơi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để các bệnh nhi quên đi đau đớn. Người đứng mũi chịu sào ấy không ai khác là BS Ngô Thị Thanh Thủy, người đã có 17 năm gắn bó với bệnh nhi. Áp lực công việc cao lại phải hoàn thành vai trò của một người vợ, người mẹ nhưng chị vẫn cố gắng học thêm chuyên khoa 1, chuyên khoa 2.

img
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế TPHCM,
tặng biểu trưng cho các thầy thuốc trong chương trình giao lưu
 
“Nhiều lúc làm đề tài tốt nghiệp, tôi phải thức đến tận 2-3 giờ sáng, vậy mà 5 giờ lại phải chuẩn bị cho chồng con rồi đến bệnh viện với công việc thường ngày. Nói thật, nhiều khi mệt mỏi, thiếu ngủ nhưng thấy các bé đau đớn, tôi không cho phép mình được nghỉ ngơi hay xao lãng” - BS Thủy tâm sự. Đền đáp lại sự tận tâm này, người nhà bệnh nhân lại thỉnh thoảng nhét vào tay chị “phong bì” là chục trứng vịt, bao gạo hay mớ trái cây hái trong vườn nhà. “Tôi không thể từ chối những chiếc “phong bì” này” - chị xúc động.

Không bỏ nghề dù nguy hiểm

Khi được hỏi có lời khuyên nào dành cho thế hệ đàn em, chị Huỳnh Thị Phương Thảo Điều dưỡng Trưởng Khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 2, chân tình: “Nghề điều dưỡng rất cực. Các bạn phải xác định như vậy để khi đi làm thì thấy mọi thứ bình thường mới không bị sốc. Muốn làm nghề này, các bạn phải rèn luyện tính cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ và nhẫn nại. Nhẫn nại trong công việc, cả trong lời ăn tiếng nói với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đồng nghiệp”. Là người gắn bó 20 năm với bệnh viện, chị chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn của bệnh nhân. Mỗi ngày, chị vẫn bước đi trên con đường mình đã chọn bằng tâm nguyện hết mình vì bệnh nhân.

Đến với chương trình giao lưu còn có một phụ nữ làm công việc vô cùng đặc biệt. Tự nhận mình vì kế sinh nhai nên mới vào làm nhưng làm rồi, hộ lý Diệp Thị Lệ Thu đã gắn chặt 20 năm cuộc đời mình tại Khoa Nhiễm E Bệnh viện Bệnh nhiệt đới - TPHCM. Một công việc cực kỳ nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc bệnh nhân có HIV/AIDS, căn bệnh rất dễ lây nhiễm, vậy mà hộ lý Thu dứt ra không được chỉ vì chị thường xuyên chứng kiến nhiều bệnh nhân bị chính người thân của họ hắt hủi, bỏ rơi.

“Có nhiều người cầm tay tôi nói: Em không muốn chết chị ơi. Tôi cũng ứa nước mắt nhưng chẳng biết làm sao, chỉ biết hết lòng lau rửa những vết lở loét, trò chuyện để những ngày cuối đời, họ được thanh thản. Có lần, tôi cũng gặp sự cố nghề nghiệp khi bị kim của bệnh nhân đâm vào tay. Lúc đó, tôi hoảng loạn và định lần này sẽ bỏ nghề. Vậy mà bình tâm lại, tôi nghĩ ai cũng không làm thì lấy người nào chăm sóc bệnh nhân, thế là tôi ở lại” - chị bộc bạch.

ÔNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG, PHÓ CHỦ TỊCH LĐLĐ TPHCM:

Dấn thân sẽ được yêu quý

Trong xã hội, ít có nghề nào được mọi người tôn vinh và nhắc đến với tấm lòng kính trọng, yêu mến như nghề y. Đâu đó vẫn còn nhức nhối nạn đưa và nhận phong bì nhưng vấn nạn này sẽ nhanh chóng bị dẹp tan. Các thầy thuốc chối bỏ mọi sự tính toán riêng tư, dấn thân vào phục vụ người bệnh sẽ được bệnh nhân và xã hội tôn vinh, yêu quý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo