xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mẹo trị nấc cụt

BS Nguyễn Như Hải (Bệnh viện 103)

Nấc hay nấc cụt không phải là bệnh mà là một triệu chứng phản xạ của cơ hoành, không gây chết người nhưng khiến chúng ta khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp và gây phiền hà, mất ngủ cho người xung quanh.

Ai cũng có thể bị nấc cụt nhưng hay xảy ra nhất là ở trẻ nhỏ. Khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã bị nấc cụt trước khi biết thở. Như vậy, đây là hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và tiếp tục xảy ra khi trẻ không cần tới nó nữa. Những người dễ bị kích ứng trong cuống họng, khi uống thuốc viên lớn hoặc cạo lưỡi mà cạo vào sâu cũng có thể bị nấc cụt. Ở nhũ nhi, đa phần là do trẻ bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc.

Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày. Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết. Trẻ sẽ không bị sặc vì nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và thức ăn sẽ không xuống phổi. Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc thì không cần cố gắng làm dừng nấc.

Khi trẻ bị nấc, các bậc cha mẹ hãy thao tác một số mẹo nhỏ dưới đây: Đối với trẻ sơ sinh, bế lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai một lúc, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ hoặc có thể cho bú, tuy nhiên, cách này đôi khi cũng không mang lại hiệu quả hoàn toàn. Ngoài ra, bạn có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho uống nước liên tục từng ngụm nhỏ, uống một ly nước lạnh chầm chậm, nuốt nước bọt liên tục hoặc lấy một cục đá lạnh ngậm và mút cho đến khi cơn nấc biến mất. Hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối... Nếu trẻ bị nấc liên tục trong 3 giờ liền thì nên đưa đến bác sĩ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo