xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mốt thời thượng, thói quen xấu

LỐI SỐNG- Những khoái cảm và thị hiếu thẩm mỹ lệch lạc tưởng đâu là chuyện vô hại nhưng lại nguy hại khôn lường: Ngoáy tai có thể bị lây nhiễm các bệnh về nấm, bị trầy sước, thủng màng nhĩ thậm chí lây nhiễm HIV hay các bệnh truyền qua đường máu khác. Đi phá một nốt ruồi “xấu” không đúng địa chỉ có thể gây nhiễm trùng, biến chứng, để lại sẹo lồi, xấu xí suốt đời. Còn đeo khuyên, vòng? Nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi và tác hại lớn đối với mắt là có thật...

Ngoáy tai

 

Tai có khả năng tự đưa chất thải và bụi bặm ra ngoài . Viêm tai có thể gây viêm màng não, áp xe não, nhức đầu kinh niên...

 

 14 giờ 30 phút, anh V.V.Tuấn (18 tuổi), Tiền Giang được đưa vào Trung tâm Tai Mũi Họng (TTTMH) - TPHCM trong tình trạng nhức đầu dữ dội, phía phải khuôn mặt bị méo, ói liên tục kèm theo sốt lạnh, run... Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ Khoa Tai Đầu Mặt Cổ – TTTMH quyết định phẫu thuật giải áp dây thần kinh số VII ngay lập tức để tránh nguy cơ bệnh nhân có thể bị liệt mặt phải. Bác sĩ trưởng khoa Nguyễn Thành Lợi cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do anh Tuấn bị viêm tai nặng, chảy mủ từ nhỏ; thỉnh thoảng bệnh mới tái phát nên người nhà không để ý...

 

Lấy ráy tai, một thói quen không đúng

 

Trên đây là một trong những trường hợp bị viêm tai. Theo bác sĩ Lợi, màng nhĩ là ranh giới ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Tai ngoài là nơi đón nhận bụi bặm và chất thải của tai hàng ngày. Theo cấu trúc tự nhiên, ống tai có lớp lông bảo vệ, tự cuốn bụi bặm và chất thải rồi đưa ra ngoài. Khi có cảm giác ngứa tai, mọi người thường tìm cách thỏa mãn cơn ngứa bằng bông ngoáy tai, móc hoặc bất cứ vật gì có thể. Họ không biết càng ngoáy càng vô tình đẩy các chất thải vào tai sâu hơn, ép dính bít màng nhĩ (còn gọi là bị nút tai). Mặt khác, lớp lông bảo vệ bị rụng, da bị trầy làm tai mất khả năng tự “quét” bụi và tạo cơ hội cho vi trùng phát triển dẫn đến viêm tai kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

 

Thống kê của TTTMH cho thấy số người bị viêm tai đến khám ngày càng tăng, nhất là những trường hợp từ 7 tuổi trở lên. Nếu tháng 4-2002 có 880 người đến khám thì tháng 5 con số này là 1.075 người, tăng gần 25%. Bác sĩ Lợi khẳng định vào mùa hè mọi người rất dễ mắc bệnh viêm tai do vệ sinh tai không đúng khi đi tắm ở những nơi như hồ bơi, sông, biển... Đây là môi trường của nhiều mầm bệnh lây lan, mọi người lại không biết cách xử lý khi nước vào lỗ tai dễ làm tổn thương ống tai và màng nhĩ, đặc biệt những trường hợp có tiền sử bị viêm tai thì bệnh dễ tái phát nặng hơn. Thông thường mọi người dùng que bông để thấm nước trong tai, ấn sâu và mạnh tùy theo cảm giác của từng người.

 

Triệu chứng mà mọi người dễ nhận biết nhất là tai đột nhiên bị sưng tấy, đau, cảm thấy nóng rát và kèm theo cảm giác ù tai, thính lực bị giảm rõ rệt do đường dẫn bị thu hẹp. Dùng tay ấn hoặc kéo vành tai đều có cảm giác đau nhói. Bệnh diễn tiến rất nhanh, nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm bệnh nhân sẽ bị viêm, thủng màng nhĩ. Khi đó lớp tai giữa không còn màng bảo vệ dễ bị vi trùng xâm nhập, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh như viêm màng não, áp xe não, nhiễm trùng huyết, viêm tắc tĩnh mạch, liệt dây thần kinh số VII... Có khi người bệnh bị tử vong. Nếu được cứu sống cũng có những di chứng khác như nhức đầu kinh niên, liệt một bên mặt (méo mặt).

 

 Nên giữ tai khô ráo

 

“Khi ngoáy tai, dù ít hay nhiều cũng đều gây những chấn thương cho tai do sự ma sát, dễ dẫn đến tình trạng tai bị viêm nhiễm”, bác sĩ Lợi nhận định. Mọi người thường nghĩ đơn giản là không làm vệ sinh, tai sẽ bị giảm thính lực, chưa kể đến sự khó chịu của cơ thể. Theo các chuyên gia tai mũi họng, môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân chính của bệnh viêm tai. Tuy nhiên, trong bất kỳ tình huống nào, mọi người cũng không nên ngoáy tai, ngay cả những lúc cảm thấy nặng tai hoặc có vật lạ lọt vào. Với những trường hợp này, người bệnh cần có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên môn để tai không bị tổn thương. Khi tai có nước, nên cố gắng chịu đựng để nước tự bốc hơi theo sự đào thải tự nhiên của cơ thể. Đối với những người có thói quen ngoáy tai ở tiệm hớt tóc hay bị viêm mũi nhưng không cẩn thận sẽ dễ bị viêm tai giữa và rách màng nhĩ.

 

Theo bác sĩ Lê Huỳnh Mai – Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp TTTMH – khi đi tắm hay đi bơi, mọi người cố gắng đừng để nước vào tai, luôn giữ tai khô ráo. Để giảm ngứa mọi người nên dùng tay xoa nắp tai nhiều lần. Không nên tự dùng các loại thuốc điều trị tiếp xúc trực tiếp với tai mà không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện bị viêm tai hoặc có dấu hiệu bị liệt mặt, bệnh nhân cần phải được phẫu thuật sớm để phục hồi các chức năng của tai. Trường hợp cảm thấy ngứa không thể chịu đựng được hoặc có những triệu chứng bất thường nơi tai thì người bị nên đến các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng khám để tránh những nguy cơ đáng tiếc. Cẩm Lan – Nhất Phương

 

Phá nốt ruồi

 

THẨM MỸ.- Chỉ là một nốt ruồi không hơn, không kém, thế nhưng họ lại nghĩ nếu tẩy đi sẽ thay đổi cả cuộc đời (?!)

“Trên gương mặt tôi có một nốt ruồi, mới đầu tôi cũng chẳng để ý gì đến nó. Nhưng khi nó bắt đầu lớn dần lên thì cũng là lúc mọi người xì xào, to nhỏ, nào là “hứng lệ” (khóc vì khổ suốt đời), “sát chồng”... Từ đó tôi thấy mình không được tự tin nữa, gặp ai  cũng nghĩ là họ đang có cùng nhận xét như vậy. Không còn cách nào khác, tôi quyết định đi tẩy nốt ruồi tại một tiệm uốn tóc”. Chị N.T.H ở quận 8 - TPHCM đã tâm sự như vậy.

 

Bác sĩ Ngô Anh Kiệt, Trưởng Khoa Thẩm mỹ và Tạo hình Trung tâm Cấp cứu Trưng Vương TPHCM,  cho biết: Đối tượng đi tẩy nốt ruồi thường là các cô gái với những lý do đưa ra như sợ mất thẩm mỹ, sợ tình duyên lận đận và những điều không may khác... Điều lạ hơn là tất cả những lý do trên không phải tự các cô gái nghĩ ra mà đều nghe người khác nhận xét. Bác sĩ Kiệt cũng cho biết: Trung bình mỗi tháng ở Khoa Thẩm mỹ và Tạo hình Trung tâm Cấp cứu Trưng Vương TPHCM điều trị khoảng 10 ca liên quan đến nốt ruồi, trong đó có gần một nửa trường hợp từng tẩy ở các cơ sở bên ngoài (thường là tiệm uốn tóc) và đã để lại những vết sẹo to, xấu. Những sẹo để lại có khi còn to và xấu hơn cả những nốt ruồi ban đầu nữa.

 

Nhiều người đi tẩy nốt ruồi thường đến một tiệm uốn tóc nào đó. Họ cho biết lý do vừa cắt tóc, gội sấy, tiện thể tẩy luôn. Ở đây các tiệm uốn tóc thường dùng một chất có gốc a xít để chấm vào nốt ruồi gây phá hủy lớp da. Nếu là hóa chất mạnh rất dễ gây tổn thương sâu, để lại sẹo lồi. Nếu không may gặp phải nốt ruồi ác tính sẽ gây nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân. Bác sĩ Phạm Thị Bích Vân, Trưởng Khoa Khám bệnh Trung tâm Ung bướu TPHCM, cho biết: Khi tác động các hóa chất vào nốt ruồi ác tính, các tế bào ác tính sẽ càng phát triển mạnh hơn, làm cho sang thương lở loét, lan rộng, nhiễm trùng... Điều đáng lưu ý là có những chấm đen trông rất giống nốt ruồi nhưng lại là những dấu hiệu của bệnh ung thư da. Nếu bệnh nhân tự ý tẩy nó bằng hóa chất sẽ khiến bệnh ung thư có điều kiện phát triển nhanh hơn. Ung thư da có khuynh hướng ăn mòn vào da, khi tác động bằng các hóa chất, các tổn thương sẽ lan rộng, nếu lan vào cơ quan mắt có thể làm lộ mắt, gây khô giác mạc dẫn tới mù lòa. Còn khi tổn thương lan vào mũi sẽ làm mất cánh mũi, hở cánh mũi.

Nếu tổn thương chỉ là những vùng nhỏ, các bác sĩ chuyên khoa còn có thể can thiệp bằng phẫu thuật tuy vẫn để lại sẹo to, xấu. Với những trường hợp tổn thương lan ra nửa khuôn mặt thì các bác sĩ cũng đành phải bó tay. Bác sĩ Trần Văn Diệu, Phó Phòng khám Trung tâm Y tế quận 8 - TPHCM, còn cho biết: Không chỉ điều trị tại các nơi ngoài các cơ sở y tế, nhiều bệnh nhân đã tự lấy dây chỉ, dây cước... thắt chặt quanh nốt ruồi hoặc đắp vôi bột để làm rụng nốt ruồi. Hậu quả là, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ vùng này và chấp nhận tình trạng bị sẹo lồi sau phẫu thuật.

 

Bác sĩ Kiệt cho biết hiện nay các cơ sở y tế thường tẩy nốt ruồi theo hai phương pháp: Nếu là nốt ruồi nông, nhỏ sẽ đốt bằng laser, còn nếu là  nốt ruồi to, sâu sẽ phẫu thuật. Những người muốn tẩy nốt ruồi nên đến các cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ khám, đánh giá lành tính hay ác tính, từ đó có hướng điều trị thích hợp, an toàn, tránh chuyện tiền mất, tật mang như đã nói trên. Thùy Dương

 

Đeo khuyên, vòng

 

Giới y học đòi có quy chế nghiêm ngặt đối với những người hành nghề đeo khuyên, vòng

 

Hiện nay khuyên, vòng không chỉ còn được đeo ở tai mà còn ở khắp nơi trên cơ thể, thậm chí cả ở những nơi kín đáo nhất. Thứ “mốt thời thượng” này đã gây ra những hậu quả đôi khi rất nghiêm trọng. Có trường hợp như một phụ nữ ở Đức, khi lên bàn đẻ bác sĩ đã phải vất vả dùng “kìm cộng lực” cắt một loạt các loại vòng, khuyên cô ta đeo trên người để

đứa trẻ trong bụng cô có đường ra!

 

Viêm gan truyền qua khuyên, vòng

 

Một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm được truyền qua vòng, khuyên là bệnh viêm gan B và C. Có những bệnh nhân phải thay van tim, vì vi khuẩn theo khuyên, vòng thâm nhập vào hệ tuần hoàn, lên đến tim và phá hủy van tim của họ. Ngay cả siêu sao nhạc pop Britney Spears cũng cần phải hết sức thận trọng vì cô tài tử này đeo khuyên ở rốn và trên ngực. Đã có một cô gái bị cắt bỏ hoàn toàn một bên ngực chỉ vì trước đó cô ta đeo khuyên bị nhiễm khuẩn.

Theo một điều tra mới đây của Bệnh viện Bremen (Đức), có đến 1/5 những người đeo khuyên, vòng bị nhiễm trùng hoặc dị ứng nặng. Điều đó có nghĩa là trong số 2 - 3 triệu người Đức hiện nay chạy theo mốt thời thượng này có thể có tới 600.000 người bị nhiễm khuẩn hoặc dị ứng.

 

Nguyên nhân chủ yếu ở đây là điều kiện mất vệ sinh khi xỏ khuyên, đeo vòng vào tai, mi mắt, rốn... Những người làm công việc này thường là những người chưa qua một trường lớp nào, nhưng lại mở cửa hàng dịch vụ xỏ khuyên, đeo vòng. Họ thường chỉ biết đeo cho khách hàng mà không hề biết cách sát trùng chỗ bị xỏ và khử trùng khuyên, vòng trước khi xỏ.

 

Đeo khuyên đồng bị... đui mắt!

 

Vòng, khuyên cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở tai và mắt. Bác sĩ Benedikt Folz ở Bệnh viện Maburg (Đức) đặc biệt nhớ trường hợp một bệnh nhân nam. Anh chàng này bấm vào vành sụn tai một lỗ nhỏ để cài một vật tương tự như cái trâm của phụ nữ. Chỗ đó bị nhiễm trùng đến nỗi toàn bộ phần sụn của tai bị hỏng hoàn toàn.

Bác sĩ Walter Roth ở Viện Mắt Ulm (Đức) thì phải điều trị một bệnh nhân bị hỏng giác mạc. Nguyên tố đồng có trong các loại khuyên, vòng bệnh nhân này đeo trên mặt đã theo máu chảy vào mắt và hủy hoại giác mạc. Và một trường hợp khác: Trong một buổi tối đi nhảy, một anh chàng được cô bạn gái tặng cho một cái khuyên. Anh này nổi máu yêng hùng đã tự tay xuyên mi mắt để đeo chiếc khuyên đó ngay tại sàn nhảy. Sau đó mi mắt bị nhiễm khuẩn đã bị liệt hoàn toàn.

 

Dị ứng mãn tính vì khuyên, vòng

 

Bên cạnh việc phải chạy chữa, điều trị những tổn thương cấp tính, không ít "con chiên" của “giáo phái khuyên, vòng” còn bị một số căn bệnh nhiễm trùng hoặc dị ứng mãn tính đeo đuổi, mà việc điều trị thường tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc. Khoảng 10% phụ nữ và 1% nam giới bị dị ứng khi tiếp xúc với nickel. Tuy vậy, thứ kim loại này vẫn có trong hầu hết các loại khuyên, vòng.

 

Trong thời gian gần đây, có những bậc cha mẹ “coi trời bằng vung” đeo cả khuyên, vòng cho trẻ nhỏ và thậm chí cả trẻ mới sinh. Bên cạnh những bệnh viêm nhiễm, dị ứng như ở người lớn, còn có trường hợp trẻ nhỏ nuốt vào bụng hoặc thậm chí vào phổi những chiếc khuyên hoặc trâm nhỏ xíu đó.  Phan Trọng Hùng  (Theo Tấm gương)

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo