xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngừa suy tĩnh mạch không quá khó

PGS-TS-BS Nguyễn Hoài Nam (Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TPHCM)

Máu di chuyển trong lòng tĩnh mạch theo chiều từ nông vào sâu và từ dưới lên trên, nhờ hệ thống van mở ra khi máu đi về trung tâm, đóng lại không cho máu chảy ngược và lực hút do hoạt động của cơ hoành, sức hút của tim, áp lực âm vùng trung thất cùng lực đẩy do hoạt động của hệ thống cơ

Khi máu trở về tim khó khăn, gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn làm nặng chân, phù chân, chuột rút chính là lúc bệnh nhân được chẩn đoán là suy tĩnh mạch.

 
Ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mãn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% nữ giới tuổi trưởng thành. Trên thực tế, không phải người nào cũng có khả năng bị bệnh này mà chỉ có một số người thuộc nhóm nguy cơ cao. Di truyền là mẫu số chung cho những bệnh nhân này. Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh rất cao.
 
Suy tĩnh mạch có thể gây nhiều biến chứng khác nhau. Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học khiến bệnh nhân phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút ban đêm.
 
Về sau, các triệu chứng nặng dần và xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên da và các tĩnh mạch dãn dần, nổi ngoằn ngoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, môi khô, lưỡi dơ và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, bên trong lòng xuất hiện những cục thuyên tắc cứng.
 
Giai đoạn cuối cùng có thể dãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng, rất khó điều trị.
 
Đối với người bị suy tĩnh mạch, hiện tại ngoài phẫu thuật thì còn có một số phương pháp điều trị chính như băng ép nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức; điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch (phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của dãn tĩnh mạch). Việc sử dụng laser và sóng điện cao tần đang là những khuynh hướng rất hiện đại để điều trị suy dãn tĩnh mạch với kết quả khá tốt.
 
Có nhiều cách để phòng ngừa suy tĩnh mạch mãn tính. Đơn giản nhất là kê chân cao khi nằm nghỉ. Một chế độ tập luyện hợp lý giúp cơ mạnh hơn, tránh đứng hay ngồi lâu một chỗ, tập hít thở sâu, tránh béo phì và chế độ ăn có nhiều chất xơ... cũng là những phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo