xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người nhiễm H5N1 bệnh trầm trọng hơn

THẾ DŨNG - NGỌC DUNG

Báo động nguy cơ virus H5N1 biến chủng và có thể lây từ gia cầm sang nhiều loài khác Virus cúm H5N1 vốn được cảnh báo nguy cơ biến đổi rất lớn. Trong khi đó, mới đây virus này đã lây nhiễm sang loài cầy vằn tại Vườn Quốc gia Cúc Phương càng đặt lực lượng phòng chống dịch vào tình thế nước sôi lửa bỏng.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, cảnh báo virus H5N1 đang có chiều hướng biến đổi vì tỉ lệ tử vong của người mắc cúm A H5N1 gần đây trên 90%. Các trường hợp mắc bệnh đều ở thể rất nặng, khó có khả năng cứu chữa. Những bệnh nhân nhiễm H5N1 tử vong thời gian qua, dù có nhập viện sớm thì việc cứu chữa cũng rất khó khăn bởi các tổn thương phổi đã quá nặng nề.

TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cho biết suốt thời gian qua, Tổ chức Y tế Thế giới đã liên tục cảnh báo về khả năng virus H5N1 biến chủng với nguy cơ lây từ người sang người và đến nay vẫn tiếp tục cảnh báo. Vừa qua, tại VN đã xuất hiện rải rác các ca bệnh cúm A H5N1 với tỉ lệ tử vong cao. Dù chưa có nhiều người cùng mắc bệnh tại một địa phương, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì khả năng virus H5N1 biến chủng với những độc tính nguy hiểm là rất lớn. TS Nga cảnh báo dịch cúm A H5N1 trên người đang có diễn biến phức tạp, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng dần. Chỉ tính từ đầu năm 2008 đến nay, đã có 18 người nhiễm cúm A H5N1, trong đó có 15 người chết, tập trung ở 3 nước Trung Quốc, Indonesia và VN (4 trường hợp). Dịch cúm gia cầm cũng tương tự, từ đầu năm đến nay đã xảy ra tại 16 nước và vùng lãnh thổ, làm hàng trăm ngàn gia cầm chết.

Đến ngày 13-3, thêm Sóc Trăng xuất hiện trên bản đồ dịch cúm gia cầm, nâng số địa phương có dịch lên 9 tỉnh, TP.

Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương Nguyễn Văn Cảm cho biết hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân gây chết nhiều động vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, nhưng trước mắt đã xác định virus cúm H5N1 gây tử vong loài cầy vằn. Theo ông Cảm, nguy cơ dịch cúm H5N1 lan rộng tại khu vực này là rất cao. Do vậy, trung tâm đã yêu cầu vườn lấy mẫu bệnh phẩm của chim, thú chết trong thời gian qua để xét nghiệm, đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch lan rộng. Điều lo ngại của ông Cảm là thức ăn của loài cầy vằn là thịt heo, sâu và hoa quả, do vậy cơ chế lây nhiễm virus rất phức tạp. Cục Y tế Dự phòng cũng vừa có công điện gửi sở y tế các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa đề nghị triển khai các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus H5N1 sang người, đặc biệt là CB-CNV Vườn Quốc gia Cúc Phương, khách du lịch và nhân dân sống xung quanh.

Cục phó Cục Thú y Hoàng Văn Năm nhận xét: Thực tế thời gian gần đây cho thấy biến thể của virus cúm gia cầm H5N1 rất khó lường và có thể lây sang nhiều loài động vật, chim thú khác. Trước đó, vào năm 2005, virus cúm H5N1 cũng từng lây nhiễm cho loài cầy vằn. Diễn biến dịch phức tạp như vậy nhưng theo ông Năm, tại nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng người dân giấu dịch, thậm chí vứt xác gia cầm chết xuống sông, suối làm cho nguy cơ dịch lan rộng là rất cao.

Đáng lo ngại hơn, theo Cục Quản lý Thị trường Bộ Công Thương, tình trạng buôn bán gia cầm chưa qua kiểm dịch; vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm qua biên giới đang có chiều hướng gia tăng với thủ đoạn tinh vi hơn.

Cấp bách phòng, chống cúm gia cầm và cúm A H5N1

Ngày 13-3, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A H5N1 ở người. Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người cùng UBND các tỉnh, TP tập trung các biện pháp cấp bách để ngăn chặn dịch cúm gia cầm tái phát, lây lan rộng. Đối với địa phương đang có dịch, Thủ tướng yêu cầu phải chỉ đạo quyết liệt, huy động lực lượng nhanh chóng bao vây, dập tắt, ngăn chặn không để dịch lây lan; tiến hành ngay tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng trên diện rộng... Thủ tướng cũng đặc biệt yêu cầu các tỉnh có biên giới đường bộ với các nước láng giềng chỉ đạo các cơ quan chức năng, tổ chức lực lượng liên ngành, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào nước ta. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn, từng cá nhân được giao nhiệm vụ cũng như chấp hành của nhân dân nếu để tái diễn tình trạng dịch xảy ra nhưng không được phát hiện, xử lý kịp thời...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo