xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhọc nhằn cấp cứu ngoại viện

Ninh Cơ

Hiện TPHCM chỉ có 44 bác sĩ cấp cứu ngoại viện, thêm vào đó là tình trạng kẹt xe, đào đường nên để cứu người đôi khi họ phải làm luôn cả những công việc không phải của một người thầy thuốc

6 giờ sáng về tới bệnh viện (BV), những cái áo ướt đẫm mồ hôi. Còn suốt đêm trước, họ phải tự mình vác bình ôxy nặng 10 kg, hộp cấp cứu, leo lên tầng 3, tầng 4 bằng cầu thang dựng chông chênh bên các giàn giáo. Mặc cho tấm bê tông chực chờ rơi xuống, không trang thiết bị bảo hộ, chỉ đội một cái mũ bảo hiểm, các bác sĩ cấp cứu ngoại viện vẫn lao vào hiểm nguy cứu người bị chôn vùi trong đống đổ nát...

 

Leo giàn giáo cứu người

 

Khác với các bác sĩ làm việc tại khoa cấp cứu được hỗ trợ bằng nhiều thiết bị máy móc hiện đại, vô trùng, những bác sĩ cấp cứu ngoại viện lắm lúc phải đối mặt với hiểm nguy, cứu người trong những điều kiện chật hẹp, không đủ phương tiện chẩn đoán.

Đối với bác sĩ Nguyễn Thái Bình, BV Cấp cứu Trưng Vương TPHCM, bắt đầu ngày cuối năm 2008 là thời điểm khó quên trong cuộc đời làm bác sĩ của mình. Khoảng 1giờ sáng ngày 30-12-2008, bác sĩ Nguyễn Thái Bình đang trực lãnh đạo BV Cấp cứu Trưng Vương sau khi nhận được lệnh của cấp trên đã nhanh chóng điều động kíp trực cấp cứu ngoại viện gồm bác sĩ Võ Quang Huy, bác sĩ Nguyễn Ngọc Đông, bác sĩ Võ Ngọc Phương cùng với ê kíp của mình trên 3 xe cấp cứu lao nhanh đến hiện trường vụ tai nạn sập sàn bê tông tại quận 7.

Còn anh điều dưỡng Nguyễn Châu Sơn thuộc Khoa Cấp cứu ngoại viện thì đến lúc xe cấp cứu bắt đầu lăn bánh, mới được thông báo về vụ sập giàn giáo. Nhân viên y tế lúc đó không có trang thiết bị bảo hộ, chỉ đội mỗi cái mũ bảo hiểm và đôi bàn tay trần lao vào nơi nạn nhân đang bị vùi lấp. Anh Sơn kể: “Sàn bê tông bị sập theo kiểu hiệu ứng domino, đội cứu hộ đã lên trước và hướng dẫn chúng tôi vào hiện trường nơi có nạn nhân đang mắc kẹt. Cả sàn bê tông đã bị sập, nếu làm không khéo, có thể gây thêm đổ sập tiếp bất cứ lúc nào”.

img
Nạn nhân trong vụ sập giàn giáo cuối năm 2008 đã được chuyển viện an toàn. Ảnh: N.THẠNH

Có mặt trong đội cấp cứu ngoại viện, điều dưỡng Nguyễn Văn Y đã leo lên leo xuống cầu thang của giàn giáo 2 lần để mang hết dụng cụ cấp cứu lên tiếp cận nạn nhân: băng ca, bình ôxy, bộ hồi sức gồm khẩu trang, dây thở ôxy, dụng cụ đặt nội khí quản... và va li để xử lý chấn thương. “Thoạt tiên, khi nghe giàn giáo của một khu công trình xây dựng nhà cao tầng sập, tôi cũng rất sợ. Nhưng đến khi nghe bác sĩ phó giám đốc BV, người chỉ huy trực tiếp lực lượng cấp cứu tại hiện trường phân công tôi lên tầng 3 tham gia cứu chữa người bị nạn, thấy không khí tất bật khẩn trương của hiện trường, tôi quên cả sợ cứ thế lao tới, làm tròn nhiệm vụ của mình”- điều dưỡng Y cho biết.

Hai nạn nhân bị vùi lấp, khó thở vì bụi bê tông tràn vào phổi. Họ luôn miệng than đau và lạnh. Đội cứu hộ phải từng chút một dùng các thiết bị chuyên dụng tạo ra các kẽ hở để tìm cách truyền dịch và cho bệnh nhân thở ô xy. Vừa phải cho tiêm thuốc giảm đau theo y lệnh vừa động viên nạn nhân trong lúc chờ đội cứu hộ làm công tác giải cứu nạn nhân, nhân viên đội cấp cứu ngoại viện vẫn ngồi sát bên để theo dõi tình trạng của người bệnh.

 

44 bác sĩ/10 triệu dân

 

Nhiệm vụ cấp cứu người bệnh tại cộng đồng và vận chuyển người bệnh cấp cứu đến BV để tiếp tục điều trị là nhiệm vụ đầu tiên và hết sức quan trọng của toàn bộ mạng lưới cấp cứu TPHCM. Tuy nhiên, lực lượng bác sĩ cấp cứu ngoại viện hiện nay rất mỏng, khoảng 44 bác sĩ/10 triệu dân, gồm 20 bác sĩ của BV Cấp cứu Trưng Vương và 24 bác sĩ của 24 BV quận, huyện.

BV Cấp cứu Trưng Vương hiện đã trang bị 15 xe cấp cứu với các phương tiện cấp cứu lưu động để tiến hành cứu người ngay tại hiện trường. Nhưng đối với một TP có diện tích 2.095 km2 có mật độ dân cư rất cao như TPHCM thì lực lượng cấp cứu ngoại viện này chưa đủ đáp ứng. Nơi đây còn là trung tâm khoa học kỹ thuật, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, văn hóa lớn nhất khu vực phía Nam... Nhiều vấn đề sức khỏe đòi hỏi ngành y tế TP phải giải quyết, đặc biệt là công tác cấp cứu, vận chuyển cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc. Những tai nạn thương tích thường xuyên xảy ra, tất cả chỉ trông chờ vào sự ứng phó nhanh nhạy và lòng yêu nghề của 44 bác sĩ cấp cứu ngoại viện trên toàn TP.

Nhiều trục đường chính của TPHCM xuất hiện nhiều lô cốt xây dựng. Đây quả là một thách thức lớn của các bác sĩ làm công tác cấp cứu ngoại viện tại TPHCM hiện nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo