xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM mất 10 tháng để khám sức khỏe cho gần 1 triệu người cao tuổi

Tin, ảnh: Hải Yến

(NLĐO) – Trong 7 tuần (từ ngày 7-8 đến 26-9), 70 trạm y tế trên địa bàn TP HCM đã khám sức khỏe cho khoảng 17.000 người cao tuổi. Dự kiến, năm 2024, TP HCM sẽ triển khai khám đồng loạt cho tất cả người cao tuổi trên địa bàn.

Thông tin trên được báo cáo tại Hội nghị sơ kết "Triển khai thí điểm khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn TP HCM năm 2023", vừa được Sở Y tế TP HCM tổ chức.

TP HCM mất 10 tháng để khám sức khỏe cho gần 1 triệu người cao tuổi  - Ảnh 1.

Tỉ lệ mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ của người cao tuổi tại TP HCM đứng đầu là tăng huyết áp

Theo đó, trong 7 tuần (từ ngày 7-8 đến 26-9), 70 trạm y tế trên địa bàn TP đã khám sức khỏe cho khoảng 17.000 người cao tuổi. Với kết quả này, TP dự kiến mất khoảng 10 tháng để khám sức khỏe cho gần 1 triệu người cao tuổi trên địa bàn.

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết trước đây, mỗi quận, huyện thực hiện khám sức khỏe cho người cao tuổi chưa có sự đồng nhất, theo những cách và thông tư khác nhau. Với việc triển khai thí điểm khám sức khỏe này giúp ngành y tế vận hành thử hệ thống mới, có quy trình đồng nhất về cách khám sức khỏe tại các trạm y tế. Qua đó, TP sẽ triển khai khám đồng loạt cho tất cả người cao tuổi để đưa vào quản lý và chăm sóc điều trị vào năm 2024.

Hơn 17.000 người cao tuổi được khám sức khỏe theo mô hình mới, ngành y tế TP đã phát hiện, tỉ lệ mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ đứng đầu là tăng huyết áp (chiếm tỉ lệ 51,30%); đái tháo đường (14,60%); hen phế quản và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (2,57%); tiền sử ung thư (1,10%); có dấu hiệu trầm cảm (2,85%); có dấu hiệu lo âu (1,98%).

Ngoài ra, qua đợt thí điểm khám sức khoẻ này, lần đầu tiên TP có số liệu về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Cụ thể, chương trình đã ghi nhận 16,27% người cao tuổi có dấu hiệu tiền suy yếu, 0,45% có dấu hiệu suy yếu; 28,88% người có nguy cơ té ngã; 1,60% người phụ thuộc vào các hoạt động sống cơ bản hằng ngày (tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển); 6,54% người phụ thuộc vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (khả năng sử dụng điện thoại, mua sắm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ...).

Qua chương trình này, ngành y tế TP phố bước đầu đạt được một số kết quả như: Thống nhất nội dung khám sức khỏe cho tất cả người cao tuổi; thống nhất quy trình khám sức khỏe tại tất cả các trạm y tế; đảm bảo mỗi người cao tuổi trên địa bàn TP đều được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/ năm; số hóa toàn bộ dữ liệu khám sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn; tạo được dữ liệu lớn về sức khỏe ban đầu của người cao tuổi trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng liên thông với hồ sơ sức khỏe điện tử; thu hút người dân đến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế…

Qua hoạt động trên, ngành y tế TP HCM đã rút ra 10 bài học kinh nghiệm trong hoạt động trên gồm: Cần chuẩn hóa chương trình đào tạo, tập huấn về khám sức khỏe cho người cao tuổi cho các đơn vị được phân công khám sức khỏe; đảm bảo phần mềm nhập liệu kết quả khám sức khỏe ổn định; kết nối liên thông phần mềm khám sức khỏe người cao tuổi và các phần mềm quản lý khác để thuận tiện trong việc theo dõi, quản lý, điều trị các bệnh mạn tính không lây tại trạm y tế; chủ động mua sắm thuốc theo nhu cầu điều trị đặc thù tại mỗi quận, huyện, chú ý theo mục tiêu quản lý bệnh không lây nhiễm, lao, tâm thần…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo