xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trực tuyến "Điều chỉnh viện phí: Người bệnh được lợi gì?"

Ngọc Dung

(NLĐO) – Từ 9 giờ đến 11 giờ hôm nay, 29-10, Bộ Y tế và Báo Người Lao Động phối hợp tổ chức giao lưu trực tuyến về điều chỉnh giá các dịch vụ y tế từ tháng 11-2015 và viện phí từ tháng 3-2016.


Giá 1.800 dịch vụ y tế sẽ tăng mạnh từ ngày 15-11 tới

Giá 1.800 dịch vụ y tế sẽ tăng mạnh từ ngày 15-11 tới

Từ ngày 15-11 tới giá 1.800 dịch vụ y tế sẽ tăng mạnh với mức tăng trung bình từ 2- 7 lần so với giá viện phí hiện hành do đưa phụ cấp trực, phục cấp phẫu thuật, thủ thuật và một phần lương vào viện phí.

Để cung cấp cho người dân và bạn đọc nhưng thông tin mới nhất về chính sách điều chỉnh giá viện phí,  Bộ Y tế  và Báo Người Lao Động phối hợp thực hiện buổi giao lưu trực tuyến: “Điều chỉnh giá viện phí: Người bệnh được lợi gì?”.

Các chuyên gia tham gia buổi trực tuyến:

- Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế)

- Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam),

- ThS Nguyễn Nhật Hải, Trưởng phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Chợ Rẫy

- Cử nhân Đinh Thị Hoài Thanh, Phó phòng Tài chính Kế toán Sở Y tế TP HCM.

 

Thời gian diễn ra buổi giao lưu trực tuyến từ 9 giờ đến 11 giờ, hôm nay, ngày 29-10-2015 . Dưới đây là nội dung buổi trực tuyến:

Hồng Quân

  09:33 ngày 29/10/2015

Thưa ông Sơn, người bệnh sẽ được lợi gì khi tăng viện phí? Tăng viện phí có giúp các bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh không?

Ông Phạm Lương Sơn

Khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này người bệnh sẽ được cung cấp dịch vụ y tế công bằng đồng đều ở tất cả cơ sở khám chữa bệnh, không phân biệt vùng miền. Giá dịch vụ y tế được quy định thống nhất cho mỗi dịch vụ kỹ thuật ở tất cả các tuyến bệnh viện, không phân biệt bệnh viện đó ở đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị. Ví dụ: Một sản phụ khi sinh tại trạm y tế xã hay bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, tại Hà Nội hay ở Lào Cai đều được Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả với cùng một mức giá như nhau. Điều đó có nghĩa là người bệnh khi sinh thường dù ở các bệnh viện tuyến trên cũng không phải chi trả thêm những chi phí ngoài mức giá đã được quy định thống nhất. Giá tính đủ chi phí sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các dịch vụ kỹ thuật y tế chất lượng cao và người có thẻ BHYT được thụ hưởng các dịch vụ này ngay trên địa bàn. Cùng đó, chi phí từ tiền túi người bệnh sẽ giảm đáng kể vì tới đây người bệnh sẽ không phải chi trả thêm một số chi phí mà trước đây chưa kết cấu vào giá như các loại vật tư y tế, các loại thuốc đã được kết cấu vào giá dịch vụ.

Người dân đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT từ nguồn tài chính trước kia vẫn cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bao gồm cả chất lượng chuyên môn, chất lượng phục và chất lượng quản lý là một trong các mục tiêu hàng đầu của lần điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này. Đây là trách nhiệm của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của các cơ sở khám chữa bệnh để đáp ứng đòi hỏi chính đáng của người dân.

Nguyễn Thị Thơm

  09:34 ngày 29/10/2015

Công tác chuẩn bị của ngành y tế TP HCM cho đợt điều chỉnh này như thế nào. Sở Y tế đã có kế hoạch cụ thể, lộ trình, giải pháp xử lý những vấn đề phát sinh cho vịêc điều chỉnh giá viện phí lần này?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Đầu năm 2015, Sở Y tế đã họp và thông tin cho các bệnh viện và đưa tin trên trang web của Sở Y tế về dự thảo Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

Giữa năm 2015, Sở Y tế tiếp tục họp và thông tin về xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Nghị định 16 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập với lộ trình là:

Đến năm 2016: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp.;

Đến năm 2018: Tính thêm chi phí quản lý;

Đến năm 2020: Tính thêm chi phí khấu hao tài sản cố định.

Đợt điều chỉnh gíá ký này thực chất là chuyển đổi đối tượng chi trả, trước đây các khoản chi phí trên do ngân sách chi trả thông qua việc cấp kinh phí hàng năm cho bệnh viện, nay người bệnh phải chi trả chi phí này, nếu người bệnh có thẻ BHYT thì quỹ BHYT sẽ chi trả.

Việc chuyển nguồn thu của bệnh viện từ ngân sách cấp sang thu từ bệnh nhân yêu cầu các bệnh viện phải cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân để thu hút bệnh nhân nhằm đảm bảo và tăng nguồn thu cho bệnh viện. Bên cạnh đó, việc chuyển dần và tính đầy đủ các yêu tố chi phí vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thúc đẩy tiến trình bảo hiểm y tế toàn dân.

Chuyển kinh phí ngân sách cấp cho bệnh viện như trước đây qua đầu tư, phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở, các chương trình mục tiêu,

Ánh Tuyết

  09:34 ngày 29/10/2015

Tôi đăng ký khám BHYT ban đầu tại Bình Dương nhưng tại làm việc tự do tại TP HCM. Hôm rồi tôi có bệnh phải vào Bệnh viện Chợ Rẫy khám và được chỉ định vào điều trị nội trú. Vậy với trường hợp khám trái tuyến như tôi nhưng lại điều trị nội trú vậy tôi có được hưởng toàn bộ BHYT hay không?

ThS Nguyễn Nhật Hải

Chào chị,

Nếu chị đi khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy mà trái tuyến thì không được hưởng chế độ BHYT, nhưng nếu sau khi khám bệnh bác sĩ chỉ định chị phải nhập viện và điều trị nội trú thì chị sẽ được hưởng BHYT theo đúng chế độ.

Cảm ơn chị!

Nguyễn Tuấn

  09:41 ngày 29/10/2015

Tôi nghe nói sau khi viện phí tăng, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mức đóng BHYT. Những công nhân lương ba cọc ba đồng như tôi cứ nghe đến tăng giá viện phí, học phí, giá điện, giá nước, giá xăng… là rất sợ.

Ông Phạm Lương Sơn

Điều này thì bạn cứ yên tâm! Trong lần điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này, các cơ quan chức năng đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và thận trọng. Quỹ BHYT đã chuẩn bị một nguồn lực tài chính để chi trả phần kinh phí tăng thêm do áp dụng giá dịch vụ y tế mới. Vì vậy trước mắt đến năm 2017 chưa đặt ra vấn đề phải tăng mức đóng BHYT.

Nguyễn Hoài Phương

  09:42 ngày 29/10/2015

So với cả nước, TP HCM điều chỉnh giá viện phí theo thông tư 04 chậm hơn cả một năm, vậy lần điều chỉnh viện phí tới đây TP HCM có lùi thời gian tăng giá viện phó như lần trước đó vào ngày 1-6-2014 hay không?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Đây là danh mục giá do Liên bộ Tài chính-Y tế ban hành được áp dụng cho người bệnh có thẻ BHYT trên toàn quốc. Vì vậy, TP HCM sẽ phải triển khai thực hiện khi Thông tư được ban hành và có hiệu lực áp dụng.

Tuấn Phương

  09:43 ngày 29/10/2015

Thưa đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy, người dân muốn phản ánh phiền toái khi tham gia khám chữa bệnh sau đợt tăng giá này, thì sẽ phản ánh qua kênh nào, số điện thoại nóng nào, các bệnh viện đã trang bị chưa và ai trực tiếp giải quyết ?

ThS Nguyễn Nhật Hải

Chào anh Phương!

Trong trường hợp anh muốn phản ánh hoặc đóng góp ý kiến xây dựng bệnh viện, anh vui lòng gọi đường dây nóng cho trực lãnh đạo bệnh viện và sẽ được trả lời vào mọi lúc, số điện thoại đường dây nóng được bệnh viện công khai ở nhiều nơi trong bệnh viện. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của anh để bệnh viện ngày càng phục vụ bệnh nhân được tốt hơn.

Cảm ơn anh!

Hoàng Tiến

  09:50 ngày 29/10/2015

Khi nghe tin viện phí tăng tôi thấy nhiều người nói rằng, người nghèo chết chắc, chỉ có người giàu mới được quyền sống. Bố tôi đang điều trị tại Bệnh viện K, dù đã có BHYT chi trả nhưng mỗi tháng gia đình vẫn phải tự chi trả 8- 10 triệu đồng tiền các loại thuốc và chi khí khám chữa bệnh? Thử hỏi với người có mức thu nhập trung bình, số tiền mỗi tháng như trên có phải quá nhiều hay không?

Ông Nguyễn Nam Liên

Hiện nay người nghèo theo chuẩn nghèo do Nhà nước quy định, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, ở xã đảo, huyện đảo, trẻ em dưới 6 tuổi và một số đối tượng chính sách đã được Nhà nước mua thẻ BHYT, khi đi khám, chữa bệnh được BHYT thanh toán 100% chi phí.

Tuy nhiên do mức đóng BHYT hiện nay còn thấp, BHYT không thể chi trả toàn bộ các loại thuốc điều trị được, nên có một số loại thuốc điều trị ung thư thì BHYT chỉ thanh toán một phần.

Số tiền mà độc giả nói chưa rõ là số tiền đồng chi trả hay số tiền phải trả cho các thuốc ngoài danh mục. Nếu người bệnh tham gia BHYT liên tục từ 5 năm trở lên, khi số tiền đồng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì BHYT sẽ thanh toán phần vượt này.

Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn cho người bị bệnh nặng, hiểm nghèo, có chi phí điều trị lớn, Bộ Y tế đã đề nghị các tỉnh thành lập Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo theo quy định tại Thông tư liên tịch Y tế Tài chính số 33/2013/TTLT/BYT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng; đồng thời Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các bệnh viện phải trích một phần nguồn thu để lập quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho các đối tượng khó khăn, có chi phí điều trị lớn.

Huy Bình

  09:55 ngày 29/10/2015

Ông Lương Sơn có nói nằm ghép sẽ tính 30- 50% giá dịch vụ giường nằm nhưng nếu vào bệnh viện, người bệnh phải nằm hành lang thì tiền giường nằm sẽ tính thế nào?

Ông Phạm Lương Sơn

Bộ Y tế và BHXH Việt Nam không khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh để người bệnh phải nằm ghép hay nằm hành lang. Đối với các bệnh viện quá tải chúng tôi sẽ đề nghị bệnh viện điều tiết để người bệnh không phải nằm hành lang buồng bệnh. Tuy nhiên, trong nếu vẫn còn tình trạng nằm ghép thì cơ quan BHXH vẫn thực hiện theo quy định của Thông tư 04 đó là thanh toán 50% chi phí với trường hợp nằm ghép 2 và 30% với các trường hợp nằm ghép 3 trở lên. Không tính đối với các trường hợp không được nằm trên giường bệnh như nằm tạm trên băng ca, giường ở hành lang mà không có đủ các trang thiết bị kèm theo.

Mục tiêu của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này là để tạo điều kiện cho các cơ sở khám chữa bệnh khắc phục tình trạng quá tải, nằm ghép đối với người bệnh. Theo đó khi được tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế các cơ sở khám chữa bệnh sẽ đảm bảo nguồn thu, sẽ tăng cường đầu tư, nâng cao cơ sở hạ tầng để tăng chất lượng điều trị cho người bệnh.

Nguyễn Giang Nam

  09:58 ngày 29/10/2015

Tỉ lệ người dân tham gia BHYT của TP HCM là bao nhiêu, đối tượng chưa tham gia là nhóm nào? Nếu viện phí cao mà người dân chưa tham gia BHYT thì họ sẽ chịu gánh nặng như thế nào?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Hiện nay, tỉ lệ người dân tham gia BHYT của TP HCM là 71,8% đạt chỉ tiêu của Thủ tướng giao, đối tượng còn lại chưa tham gia chủ yếu tập trung vào nhóm hộ gia đình.

Hiện nay Sở Y tế và BHXH TP HCM phối hợp in tờ rơi về quyền lợi của người dân khi tham gia BHYT và tổ chức tuyên truyền cho các hiệp hội, ban ngành, đoàn thể, tổ dân phố để vận động người dân tham gia BHYT. Do đó, để giảm gánh nặng khi giá khám chữa bệnh tăng thì người dân phải tham gia BHYT. Hiện nay thủ tục, điều kiện tham gia BHYT của hộ gia đình đã đơn giản (thành viên mua chỉ cần kê khai, ký vào bản cam kết, không cần photo thẻ BHYT của những thành viên có tên trong hộ gia đình đã có thẻ hoặc có chỗ tạm trú khác...) và mức đóng có giảm cho các thành viên (từ thành viên thứ hai mức thẻ phải trả chỉ bằng 70% của thành viên thức nhất, thành viên thứ ba chỉ bằng 60% của thành viên thứ nhất, từ thành viên thứ tư bằng 50% của thành viên thứ nhất, từ thành viên thứ năm trở đi bằng 40% của thành viên thứ nhất)

Ngọc Mỹ

  09:59 ngày 29/10/2015

Chào chị! Em muốn hỏi em mua BHYT ở huyện thuộc tỉnh, nếu năm 2016 em đi lên Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị (không có giấy chuyển viện) thì BHYT thanh toán viện phí cho em bao nhiêu phần trăm ạ? Em cảm ơn.

ThS Nguyễn Nhật Hải

Chào chị,

Nếu chị đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám ngoại trú mà không có giấy chuyển viện thì không được hưởng BHYT; nhưng nếu chị được bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ định điều trị nội trú thì chị sẽ được hưởng BHYT theo đúng chế độ.

Nguyễn Hồng

  09:59 ngày 29/10/2015

Tôi bị suy thận, đã chạy thận nhân tạo tại BV Bạch Mai gần 5 năm nay. Tôi biết theo quy định mới nếu tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ được quỹ BHYT chi trả nếu phần đồng chi trả trong năm vượt quá 6 tháng lương tối thiếu. Vậy tôi cần những thủ tục nào để được hưởng quyền lợi này?

Ông Phạm Lương Sơn

Đúng là có quy định như thế nhằm giảm bớt khó khăn cho người bệnh, nhất là những người mắc bệnh nặng, mãn tính như trường hợp của bà. Để được hưởng quyền lợi này bạn cần chuẩn bị những thủ tục sau để chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương, gồm:

- Bản chính các hóa đơn, biên lai thu tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT (5% hoặc 20%) của người bệnh kể từ đầu năm.

- Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng

Khi nhận đủ các loại giấy tờ nêu trên trong thời gian từ 3- 5 ngày cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm cấp cho bạn giấy xác nhận không cùng chi trả. Kể từ lần khám chữa bệnh tiếp theo đó đến hết năm dương lịch bạn sẽ không phải cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh nữa. Với trường hợp khám chữa bệnh ngoại tỉnh sẽ hoàn thành thủ tục sau 10 ngày.

Trần Thừa

  09:59 ngày 29/10/2015

Tôi muốn đăng khám thẻ BHYT ban đầu ở Bệnh viện Nhi đồng 1 thì phải làm thế nào?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Theo Thông tư 37 về hướng dẫn đăng ký ban đầu KCB BHYT quy định trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh chỉ được đăng ký KCB ban đầu tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa nhi tuyến tỉnh. Bệnh viện Nhi đồng 1 là bệnh viện tuyến Trung ương, do vậy, người dân không được đăng ký KCB BHYT ban đầu tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Quoc

  10:05 ngày 29/10/2015

Viện phí tăng giá, nếu đi chữa bệnh người bệnh vẫn phải bỏ thêm tiền túi để chi trả các dịch vụ y tế thì sẽ phản ánh lên đâu? Tôi thường xuyên phải đưa người nhà đi khám bệnh, lần nào tôi cũng phải trả thêm tiền mua thuốc vì không có trong danh mục bảo hiểm chi trả. Vậy tới đây liệu còn tình trạng này hay không?

Ông Phạm Lương Sơn

Điều có thể khẳng định là người bệnh sẽ được giảm chi phí từ tiền túi khi thực hiện giá dịch vụ y tế mới. Đó cũng chính là mục tiêu của Bộ Y tế, Bộ tài chính và BHXH Việt Nam nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHYT.

Danh mục thuốc trong phạm vi chi trả của Quỹ BHYT theo quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế đã đảm bảo đủ các thuốc cần thiết để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và được đánh giá là khá rộng rãi so với các danh mục của nhiều nước trên thế giới. Mặt khác trong lần điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này, liên Bộ sẽ kết cấu vào giá dịch vụ y tế các loại thuốc, vật tư y tế cần thiết để thực hiện kỹ thuật, những loại thuốc, vật tư y tế chưa được kết cấu vào trong giá nhưng có trong danh mục do Bộ Y tế quy định sẽ được thanh toán ngoài giá dịch vụ vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ về phạm vi quyền lợi mà người bệnh BHYT được hưởng. Cùng đó các cơ sở khám chữa bệnh cũng phải có trách nhiệm thông báo công khai những khoản chi phí mà người bệnh sẽ được hưởng tại cơ sở khám chữa bệnh.

Cơ sở khám chữa bệnh cũng phải có trách nhiệm thông báo công khai danh mục thuốc, vật tư y tế được sử dụng tại Bệnh viện và những thuốc, vật tư ngoài phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT để người bệnh biết.

Với những thuốc, vật tư y tế trong danh mục mà cơ sở khám chữa bệnh vẫn yêu cầu người bệnh phải mua ngoài, cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả tiền cho bệnh nhân và tổng hợp thanh toán với cơ quan BHXH. Trường hợp người bệnh chưa được đảm bảo quyền lợi thì có thể phản ánh đến đường dây nóng của Bộ Y tế hoặc đại diện của cơ quan BHXH Việt Nam tại cơ sở khám chữa bệnh.

Hoàng Liên

  10:12 ngày 29/10/2015

Dù có thẻ BHYT nhưng khi nói đến tăng viện phí, bố mẹ tôi rất lo lắng vì mẹ tôi hơn 50 tuổi, đang điều trị ung thư vú còn bố tội bị thoát vị đĩa đệm cũng phải ra vào bệnh viện liên tục. Tại Bệnh viện Chỡ Rẫy có quỹ nào hỗ trợ dành cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn không có khả năng chi trả viện phí không?

ThS Nguyễn Nhật Hải

Chào chị,

Bệnh viện Chợ Rẫy hiện không có quỹ để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, nhưng tại bệnh viện có phòng công tác xã hội với chức năng giúp đỡ và hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Chị có thể đến phòng công tác xã hội trình bày hòan cảnh, nếu được, bệnh viện sẽ giúp chị kết nối với các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm để giúp đỡ chị.

Cám ơn chị!

Trần Quân

  10:16 ngày 29/10/2015

Tôi thấy giá ngày giường sau khi điều chỉnh viện phí tương đương như một khách sạn. Vậy chất lương phục vụ có tốt hơn không thưa Bộ Y tế?

Ông Nguyễn Nam Liên

Giá ngày giường có nhiều mức theo từng loại giường và từng hạng bệnh viện. Trên cơ sở các chi phí trực tiếp để phục vụ và chăm sóc người bệnh. Trong đó, mức giá cao nhất là giá ngày giường Hồi sức tích cực (ICU, giá bao gồm cả tiền lương đang dự kiến là 677.000 đồng),  thấp nhất là 118.000 đồng.

Chi phí của giường bệnh khác chi phí phòng khách sạn, người bệnh phải nằm 24/24 giờ tại bệnh viện, chi phí giường bệnh bao gồm các chi phí (trừ tiền thuốc, máu, dịch truyền) phục vụ người bệnh trong những ngày điều trị, như găng tay, bơm kim tiêm, bông, băng, cồn, gạc, điện, nước, xử lý chất thải, khử khuẩn, vệ sinh phòng bệnh, duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị, chi phí về chăn, ga, gối, đệm..., riêng ngày giường điều trị tích cực, hồi sức cấp cứu còn tính cả các dụng cụ, vật tư dùng cho máy thở, monitor, bơm kim tiêm điện mà người bệnh phải sử dụng. Ví dụ; Riêng găng tay phục vụ giường bệnh điều trị tích cực phải sử dụng bình quân 30 đôi/ngày, hết khoảng 50-60.000 đồng; chi phí tiền lương cho bác sĩ, điều dưỡng phục vụ (định mức 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng chỉ phục vụ được 4 giường bệnh, 1 ngày làm 3 ca) dự kiến 323.000 đồng/giường.

Trước đây, ngân sách chi tiền lương cho các bệnh viện. Lần này, tính tiền lương vào giá thì ngân sách sẽ không cấp tiền lương cho bệnh viện mà do BHYT và người bệnh trả sẽ có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ, bệnh viện có đủ kinh phí để tuyển bác sĩ, điều dưỡng theo đúng định mức nhân lực, người bệnh sẽ được phục vụ tốt hơn, bảo đảm đủ vật tư, hóa chất phục vụ người bệnh.

Trần Hùng

  10:16 ngày 29/10/2015

Gia đình cháu có 5 người, bố mẹ cháu thuộc diện ngư nghiệp, hiện hai anh em cháu đã mua BHYT ở trường ĐH, thế nhưng còn bố mẹ và anh trai đầu của cháu nhất định không mua thẻ BHYT vì sợ tốn kém. Cháu đọc báo nên biết rằng nếu không có BHYT thì sẽ rất tốn kém nhỡ chẳng may ốm đau, trong khi mẹ cháu đã gần 60 tuổi, bà thường xuyên kêu đau lưng, đau khớp tay chân? Vậy làm thế nào để thuyết phục được bố mẹ và anh cháu tham gia BHYT, thưa bác?

Ông Phạm Lương Sơn

Cám ơn bạn vì đã rất hiểu lợi ích của việc tham gia BHYT. Tôi hy vọng bạn sẽ kiên trì thuyết phục bố, mẹ và anh trai hiểu về chính sách BHYT nhu cháu. Để giúp bạn thuyết phục những người thân trong gia đình của mình tôi cung cấp thêm cho bạn một số thông tin:

Rất nhiều người khi đã mắc bệnh phải đi khám chữa bệnh, phải chi trả một số tiền lớn, lúc đó mới thấy giá trị, lợi ích của việc tham gia BHYT mang lại. Đối với gia đình ngư ngiệp, hiện theo quy định phải đóng 621.000 đồng/năm, tính ra là 51.750 đồng/tháng; 1.725 đồng/ngày.

Giả sử mẹ bạn phải đi khám bệnh do đau lưng, đau khớp, ước tính chi phí KCB sẽ khoảng 500.000-1.000.000/ 1 đợt khám chữa bệnh. Trong đó tiền khám nếu không có BHYT sẽ là 30.000 – 50.000/ 1 lần khám; chụp XQ 60.000 đồng; siêu âm khớp 50.000 đồng, xét nghiệm máu: 200.000 đồng; thuốc điều trị 200.000 đồng. Với bệnh mạn tính như của mẹ bạn một năm sẽ phải một vài lần cần khám chữa bệnh.

Nguyên tắc của BHYT toàn dân đó là sự chia sẻ rủi ro. Người khỏe tham gia BHYT để chia sẻ với người bệnh và cũng là để phòng khi chẳng may ốm đau sẽ được quỹ BHYT chi trả. Khi gia đình có một người ốm, gánh nặng ấy trước tiên sẽ được người trong gia đình chia sẻ. Khi tham gia BHYT bạn được cả cộng đồng chia sẻ. Tôi nghĩ bạn nên thuyết phục bố mẹ mình theo hướng này.

Văn Lộc

  10:17 ngày 29/10/2015

Ba tôi có thẻ BHYT đăng ký tại Đồng Nai. Hè vừa rồi, ba tôi nhập viện Chợ Rẫy cấp cứu vì bị rách vết mổ. Trong quá trình điều trị có phát hiện u đại tràng. Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành hóa trị lần 1 và hẹn ngày tháng 11 tái khám để tiếp tục hóa trị lần 2. Trong lần ra viện (cấp cứu) ba tôi được hưởng BH theo chế độ. Vậy, trong lần tiếp theo, cha tôi cần làm những thủ tục gì để được hưởng BHYT tiếp?

ThS Nguyễn Nhật Hải

Chào anh Lộc!

Lần tiếp theo khi ba anh tái khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy cần phải có: giấy hẹn tái khám của bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, thẻ BHYT còn hạn sử dụng và giấy tờ tùy thân có dán hình, nếu đủ các giấy tờ trên ba anh sẽ được hưởng chế độ BHYT.

Cảm ơn anh!

Lê Nam

  10:22 ngày 29/10/2015

Ba tôi đã cao tuổi, đang chữa trị bệnh về tuyến tụy ở bệnh viện Bình Thuận. Ông tôi có tham gia BHYT. Vậy nếu tôi chuyển ba tôi vào Bệnh viện Chợ Rẫy thì có được không? Tôi phải làm những thủ tục nào?

ThS Nguyễn Nhật Hải

Ba anh muốn vào khám bệnh tại bệnh viện Chợ Rẫy thì cần phải có giấy chuyển tuyến từ địa phương. Còn trong trường hợp không có giấy chuyển tuyến, ba anh sẽ không được hưởng chế độ BHYT khi khám bệnh ngoại trú. Trong trường hợp bác sĩ Chợ Rẫy có chỉ định cho ba anh điều trị nội trú thì sẽ được hưởng BHYT theo đúng chế độ.

Thu Trang

  10:25 ngày 29/10/2015

Hiện nay, các bệnh viện tại TP HCM đã chuẩn bị như thế nào về cơ sở vật chất, thái độ phục vụ cho đợt tăng giá sắp tới vì theo tôi được biết, các bệnh viện sẽ phải chuyển sang tự thu tự chi, nếu không nâng cấp chất lượng sẽ khó thu hút người bệnh đến khám, từ đó sẽ thu không đủ bù chi. Thông tin tôi biết không biết có chính xác không, đề nghị các vị cho biết rõ về vấn đề này.

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Thời gian qua, khi giá dịch vụ khám chữa bệnh được tăng theo thông tư 04 đã giúp cho các bệnh viện có thêm kinh phí để đầu tư sữa chữa, cải tạo mở rộng thêm bệnh viện, mua sắm trang thiết bị, giường bệnh phục vụ cho bệnh nhân. Vừa qua, giám đốc các bệnh viện đã ký cam kết đổi mới phong cách phục vụ, tăng hài lòng người bệnh với giám đốc sở y tế, đồng thời theo đó các khoa phòng bệnh viện ký cam kết với giám đốc bệnh viện thực hiện nội dung trên.

Việc thực hiện điều chỉnh giá đợt này thực chất là chuyển nguồn thu của bệnh viện từ ngân sách cấp sang thu từ bệnh nhân. Vì vậy, yêu cầu các bệnh viện phải cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân để thu hút bệnh nhân nhằm đảm bảo và tăng nguồn thu cho bệnh viện.

Để tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, các bệnh viện đã thành lập Hội đồng quản lý chất lượng và 5 ban: Ban phác đồ điều trị, ban an toàn người bệnh, ban công nghệ thông tin, ban an toàn môi trường, ban khảo sát hài lòng người dân. Đồng thời các bệnh viện đã ký cam kết nâng cao và cải tiến chất lượng khám chữa bệnh.

Bảo

  10:29 ngày 29/10/2015

Viện phí tăng những người mắc bệnh ung thư như tôi rất lo lắng vì ngoài tiền thuốc men điều trị chúng tôi còn phải trả nhiều chi phí khác như tiền ăn ở đi lại, chưa kể các thuốc, vật tư được kê ngoài. Vậy cơ quan bảo hiểm và Bộ Y tế có chính sách nào để hỗ trợ bệnh nhân ung thư hay không?

Ông Nguyễn Nam Liên

Hiện nay người nghèo theo chuẩn nghèo do Nhà nước quy định, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, ở xã đảo, huyện đảo, trẻ em dưới 6 tuổi và một số đối tượng chính sách đã được Nhà nước mua thẻ BHYT, khi đi khám, chữa bệnh được BHYT thanh toán 100% chi phí.

Tuy nhiên do mức đóng BHYT hiện nay còn thấp, BHYT không thể chi trả toàn bộ các loại thuốc điều trị được, nên có một số loại thuốc điều trị ung thư thì BHYT chỉ thanh toán một phần.

Số tiền mà độc giả nói chưa rõ là số tiền đồng chi trả hay số tiền phải trả cho các thuốc ngoài danh mục. Nếu người bệnh tham gia BHYT liên tục từ 5 năm trở lên, khi số tiền đồng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì BHYT sẽ thanh toán phần vượt này.

Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn cho người bị bệnh nặng, hiểm nghèo, có chi phí điều trị lớn, Bộ Y tế đã đề nghị các tỉnh thành lập Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo theo quy định tại Thông tư liên tịch Y tế Tài chính số 33/2013/TTLT/BYT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng; đồng thời Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các bệnh viện phải trích một phần nguồn thu để lập quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho các đối tượng khó khăn, có chi phí điều trị lớn.

Vũ Diệu Linh

  10:34 ngày 29/10/2015

Tôi bị tai nạn bị đau vai nên đi khám bệnh vào ngày nghỉ ở Bệnh viện Xanh pôn, tiền khám, chiếu chụp đều được BHYT thanh toán. Tuy nhiên, đến khi mang đơn thuốc ra mua thuốc BHYT thì được thông báo: "Chỉ bán thuốc dịch vụ chứ ngày nghỉ không có thuốc BHYT. Nếu muốn mua thuốc BHYT thì nằm viện đến thứ 2 rồi kê đơn thuốc BHYT mới có". Quy định cho phép các bệnh nhân đi khám BHYT vào thứ 7, Chủ nhật là chính sách ưu việt, tạo điều kiện cho người lao động. Cho tôi hỏi bệnh viện làm có đúng hay không? Nếu đúng thì tại sao lại có quy định “nửa vời” như vậy?

Ông Phạm Lương Sơn

Trước đây chỉ những cơ sở khám chữa bệnh quá tải mới được thực hiện khám chữa bệnh vào ngày nghỉ và được thanh toán BHYT. Tuy nhiên từ tháng 9-2015 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BYT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT thì cơ quan BHXH đang thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ đối với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT có đăng ký tổ chức khám chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ. Do đó người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ sẽ được quỹ BHYT thanh toán thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi quyền lợi được hưởng

 

Huynh Minh Anh

  10:36 ngày 29/10/2015

Ông có cho rằng với mức đóng BHYT hơn 600.000 đồng/người/năm hiện nay người bệnh đang được hưởng các dịch vụ nhiều hơn mà số tiền họ phải bỏ ra hay không?

Ông Phạm Lương Sơn

Xin cảm ơn chị Huỳnh Minh Ánh về những chia sẻ của chị thông qua câu hỏi mà tôi nhận được. Đúng là mức hưởng thực tế của người bệnh cao hơn nhiều sơ với mức đóng BHYT hiện nay. Thống kê chi phí trung bình của 1 lần khám chữa bệnh vào khoảng hơn 1 triệu đồng. Tuy nhiên BHYT là sự chia sẻ là tính cộng đồng do đó rất cần nhiều người tham gia BHYT để khi có 1 số người không may bị ốm đau sẽ được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh dù chi phí đó có lớn đến đâu. Như khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn hoặc sử dụng thuốc điều trị ung thư, chi phí điều trị được quỹ BHYT chi trả có thể lên đến hàng trăm triệu.

Kim Ngân

  10:38 ngày 29/10/2015

Trước kia tôi đi sinh thường ở BV tỉnh mất khoảng 1 triệu đồng (tôi có thẻ BHYT). Giờ nếu viện phí tăng lên tôi phải trả khoảng bao nhiêu tiền?

Ông Phạm Lương Sơn

Theo quy định giá dịch vụ sinh thường hiện nay là 525.000 đồng. Tới đây từ 1-12 giá dịch vụ này sẽ tăng lên 567.000 (tăng khoảng 8%) do được kết cấu thêm chi phí chi trả phụ cấp thủ thuật. Từ 1-4- 2016 dịch vụ sẽ tiếp tục được điều chỉnh lên 675.500 đồng do kết cấu thêm chi phí tiền lương. Trong thời gian tới, giá sẽ tiếp tục được điều chỉnh để tính đủ chi phí khấu hao tài sản cố định, trang thiết bị y tế. Về nguyên tắc người bệnh có thẻ BHYT khi đi sinh tại các cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT thì không phải trả thêm các chi phí ngoài mức đã quy định.

lê thị dưỡng

  10:42 ngày 29/10/2015

Người dân có thể chấp nhận giá viện phí mới nhưng bù lại thái độ phục vụ của nhân viên y tế và trình độ chuyên môn của y tế tuyến phường, xã, huyện có cải thiện không ? Chính vì lý do này mà hiện nay, người dân thà bỏ tiền ra nhiều hơn để đến bệnh viện tư hơn là nhận thêm sự phiền hà khi phải đến bệnh viện công ở huyện, tỉnh.

Ông Nguyễn Nam Liên

Chất lượng dịch vụ gồm nhiều yếu tố, chất lượng chuyên môn kỹ thuật y tế và chất lượng phục vụ chăm sóc người bệnh. Chất lượng chuyên môn y tế tôi khẳng định là thời gian qua đã được tăng lên nhiều do Bộ Y tế đã tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng quy trình chuyên môn, thực hiện luân chuyển cán bộ chuyên môn y tế từ tuyến trên xuống tuyến dưới... nên đã nâng cao trình độ chuyên môn các bệnh viện các tuyến.

Việc điều chỉnh viện phí theo hướng tính đúng tính đủ, trong đó có tiền lương, chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Bộ Y tế đã có các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cụ thể đã ban hành Thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện, ban hành và thực hiện các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, triển khai nhiều giải pháp để thực hiện đề án giảm tải bệnh viện theo Quyết định 92/QĐ-TTg của Thủ tướng, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế, đã và đang phát động phong trào đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, lấy người bệnh làm trung tâm nên chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao.

Trịnh Nguyệt Ánh

  10:43 ngày 29/10/2015

Viện phí cứ tăng dần theo các năm nhưng tôi thấy đi khám bệnh vẫn phải chờ đợi, vẫn bị nhân viên y tế cáu gắt. Tôi có cảm giác thực chất của việc tăng viện phí chỉ phục vụ lợi ích của nhân viên y tế?

Ông Phạm Lương Sơn

Việc điều chỉnh giá viện phí lần này là thực hiện theo các quy định của nhà nước vì từ trước đến nay giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng, tính đủ, một phần chi phí vẫn đang do nhà nước bao cấp. Việc điều chỉnh cơ chế tài chính cho phù hợp với cơ chế thị trường cũng là để các cơ sở khám chữa bệnh nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thời gian qua, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y tế để cải thiện chất lượng phục vụ người bệnh.

Minh Khuê

  10:44 ngày 29/10/2015

Ba tôi bị ung thư tuyến tiền liệt, đang điều trị tại BV Ung bướu TP HCM. Giờ tôi nghe thông tin là BHYT tăng, viện phí và nhiều loại phí dịch vụ tăng, nên rất lo lắng. Xin hỏi thời gian tới giá thuốc điều trị ung thư dài hạn cho ba tôi có tăng nhiều không?

Ông Phạm Lương Sơn

Lần này chỉ điều chỉnh giá dịch vụ y tế, không điều chỉnh giá thuốc. Do vậy bạn cứ yên tâm. Nếu ba bạn đã có thẻ BHYT thì sẽ có lợi nhiều hơn vì sẽ không bị chi trả thêm chi phí của các loại thuốc, vật tư y tế đã được tính vào giá và được Quỹ BHYT chi trả.

Đinh Thu Hằng

  10:44 ngày 29/10/2015

Nghe nói phải đóng đủ 6 tháng bảo hiểm tôi mới được thanh toán bảo hiểm. Tôi đang sinh cháu, theo hợp đồng làm việc và đóng bảo hiểm thì tôi còn thiếu 3 ngày mới đủ 6 tháng. Vậy tôi có được thanh toán bảo hiểm không?

Ông Phạm Lương Sơn

Rất chia sẻ với những băn khoăn của chị nhưng theo quy định tại Điều 31 của Luật BHXH, điều kiện để lao động nữ được hưởng chế độ thai sản đó là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Do đó, đối với trường hợp của chị chưa đảm bảo điều kiện nêu trên nên chưa được hưởng chế độ thai sản.

Nguyễn Thế Chiến

  10:44 ngày 29/10/2015

Tại TP HCM sẽ có bao nhiêu dịch vụ y tế được điều chỉnh? Giá dịch vụ kỹ thuật sẽ được điều chỉnh theo hạng bệnh viện, tại TP HCM có bao nhiêu bệnh viện hạng 1 và hạng 2?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Tại TP HCM sẽ có 1.800 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá. Các bệnh viện công lập do Sở Y tế TP HCM quản lý gồm có 23 bệnh viện hạng 1; 17 bệnh viện hạng 2 và 15 bệnh viện hạng 3.

Nguyễn Thị Phượng

  10:46 ngày 29/10/2015

Thưa bà Đinh Thị Hoài Thanh! Theo quy định, để thuận lợi, nhanh chóng trong việc cấp giấy xác nhận không cùng chi trả trong năm cho người bệnh thì trên các biên lai, hóa đơn thu phí viện phí bệnh viện phải ghi rõ chi phí đồng chi trả và chi phí bệnh nhân tự chi trả. Tuy nhiên, đến nay đã gần 1 năm thực hiện luật BHYT sửa đổi bổ sung rồi mà bệnh viện vẫn chưa thực hiện.

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Sở Y tế và BHXH TP HCM đã triển khai và chấn chỉnh công tác trên đến các bệnh viện. Tuy nhiên, vì một vài lý do nên các bệnh viện chưa thực hiện. Dự kiến, trong tháng 11 tới, BHXH TP HCM sẽ triển khai quy trình xác nhận, trong đó xác nhận ngay đối với trường hợp BHXH đã có dữ liệu của bệnh viện và xác nhận tối đa trong vòng 5 ngày đối với trường hợp BHXH chưa có dữ liệu của bệnh viiện.

Trần Thị Ngọc Diêu

  10:46 ngày 29/10/2015

Tôi muốn mua thẻ BHYT cho người đang làm giúp việc gia đình tại nhà tôi thì thế nào? Có mua được tại Hà Nội không hay phải về quê mua?

Ông Phạm Lương Sơn

Để mua thẻ BHYT cho người giúp việc trong gia đình trước tiên chị phải đăng ký tạm trú cho người giúp việc sau đó ra đại lý thu BHYT tại xã, phường, thị trấn hoặc đại lý bưu điện để được hướng dẫn hướng dẫn lập danh sách, kê khai tham gia BHYT.

Trà My

  10:47 ngày 29/10/2015

Bệnh nhân có BHYT nếu tham gia BHYT 5 năm liên tục chỉ phải đồng chi trả 6 tháng lương cơ bản. Tuy nhiên tôi mới chỉ tham gia BHYT được 2 năm. Tôi thuộc diện được hưởng BHYT 80%, mỗi năm số tiền đồng chi trả của tôi cũng lên tới hơn 20 triệu đồng chưa kể các thuốc và vật tư mua ngoài. Vậy khi viện phí tăng mạnh TP có chính sách nào hỗ trợ cho những người bệnh nghèo mắc bệnh mãn tính hay không?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Trường hợp bạn thuộc hộ nghèo mắc bệnh mãn tính, bạn liên hệ UBND phường để làm thủ tục xin được công nhận là hộ nghèo, ngân sách thành phố cấp thẻ BHYT và khi đi KCB sẽ được BHYT thanh toán 100% chi phí.

Lê Ngọc Trâm

  10:59 ngày 29/10/2015

Khi giá dịch vụ y tế tăng lại gánh cả lương bác sĩ, vậy chất lượng khám chữa bệnh liệu có tăng lên hay không?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Đợt điều chỉnh giá kỳ này thực chất là chuyển đổi đối tượng chi trả, trước đây do ngân sách chi trả nhưng nay do người bệnh trực tiếp chi trả nên thầy thuốc phải nâng cao tay nghề, phong cách phục vụ, đáp ứng năng lực chuyên môn... là điều cần thiết, để thu hút bệnh nhân.

Hoàng Hảo

  10:59 ngày 29/10/2015

Xin cho hỏi! Theo luật BHXH, người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh, được BH thanh toán tiền bằng 15% mức lương căn bản, nhưng nay mức lương căn bản là : 1.150.000đ, vậy BHXH có tính theo mức lương mới không? Và theo thông tư thì khi toa thuốc quá 15% mức lương căn bản mới phải đóng 20% hoặc 5% tùy theo đối tượng. Và nếu đúng theo luật thì phải đóng số tiền vượt quá 15% nhưng hiện nay bệnh viện đều thu 20% và 5% trên hóa đơn. Xin hỏi như vậy có đúng hay không?

Ông Phạm Lương Sơn

Chào chị, chắc chị có hiểu sai một chút về quy định của Luật BHYT. Người bệnh có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh có tổng chi phí của một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được quỹ BHYT thanh toán 100%. Trường hợp có tổng chi phí 1 lần khám chữa bệnh lớn hơn 15% mức lương cơ sở người bệnh phải đồng chi trả theo đúng quy định.

Nguyễn Bảo

  11:03 ngày 29/10/2015

Thưa ông Sơn, bao giờ người bệnh có thể tự do khám chữa bệnh BHYT trên toàn hệ thống y tế cả nước?

Ông Phạm Lương Sơn

Từ ngày 1-1-2016, người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh và được hưởng chế độ BHYT như đi khám đúng tuyến tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu;

Từ ngày 1-1-2021, người bệnh BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến và được chỉ định vào điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh như đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Hoàng Anh

  11:04 ngày 29/10/2015

Thưa Bộ y tế, tăng giá phải đi kèm với tăng chất lượng và dịch vụ thì được? Bộ Y tế và các bệnh viện có làm được điều này hay không? Có cơ chế nào để kiểm soát việc tăng giá song hành với tăng chất lương phục vụ hay không?

Ông Nguyễn Nam Liên

Chất lượng dịch vụ gồm nhiều yếu tố, chất lượng chuyên môn kỹ thuật y tế và chất lượng phục vụ chăm sóc người bệnh. Chất lượng chuyên môn y tế tôi khẳng định là thời gian qua đã được tăng lên nhiều do Bộ Y tế đã tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng quy trình chuyên môn, thực hiện luân chuyển cán bộ chuyên môn y tế từ tuyến trên xuống tuyến dưới... nên đã nâng cao trình độ chuyên môn các bệnh viện các tuyến.

Việc điều chỉnh viện phí theo hướng tính đúng tính đủ, trong đó có tiền lương, chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Bộ Y tế đã có các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cụ thể đã ban hành Thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện, ban hành và thực hiện các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, triển khai nhiều giải pháp để thực hiện đề án giảm tải bệnh viện theo Quyết định 92/QĐ-TTg của Thủ tướng, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho đội ngũ thày thuốc, nhân viên y tế, đã và đang phát động phong trào đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, lấy người bệnh làm trung tâm nên chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao.

Trần Trung Nam

  11:08 ngày 29/10/2015

Sau khá nhiều năm BHYT mới điều chỉnh viện phí một lần, trong đó có giá các gói kỹ thuật cao. Tuy nhiên, có nhiều loại vật tư kỹ thuật cao phải mua của nước ngoài và giá phụ thuộc theo USD. Sau vài năm VNĐ trượt giá sẽ có tình trạng giá mua vật tư cao hơn giá viện phí quy định cho các gói kỹ thuật này, nên khi đó các bệnh viện bị lỗ và không muốn thực hiện các kỹ thuật đó. BYT, BHYT có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?

Ông Phạm Lương Sơn

Liên Bộ Y tế - Tài chính và BHXH Việt Nam đã có định hướng điều chỉnh giá dịch vụ y tế hàng năm căn cứ theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đối với nhóm hàng hóa thuốc, vật tư y tế để hạn chế tác động của tình trạng trượt giá.

Thu Huyền

  11:08 ngày 29/10/2015

Thưa ông Sơn, tại sao cơ quan bảo hiểm không chia thành nhiều mức đóng bảo hiểm y tế khác nhau để người bệnh có điều kiện sẽ đóng BHYT cao hơn để khi khám chữa bệnh được hưởng dịch vụ tốt hơn?

Ông Phạm Lương Sơn

Theo quy định của pháp luật về BHYT, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc, với mục tiêu an sinh xã hội để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Do đó, việc chỉ quy định 1 mức đóng như hiện nay là để đảm bảo công bằng cho mọi công dân Việt Nam khi tham gia BHYT. V

ới những người bệnh có điều kiện kinh tế tốt hơn khi đi khám chữa bệnh vẫn có quyền lựa chọn các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu và được cơ quan BHYT thanh toán theo đúng giá khám chữa bệnh BHYT do Nhà nước quy định, phần chênh lệch giữa giá khám chữa bệnh theo yêu cầu và giá khám chữa bệnh BHYT do người bệnh tự trả.

Nguyễn Mai Vũ Hào

  11:08 ngày 29/10/2015

Xin Bộ Y tế cho viết việc điều chỉnh này sẽ tác động đến người bệnh như thế nào khi mà giá dịch vụ y tế bất ngờ tăng từ 2- 7 lần. Những dịch vụ tăng tới 7 lần là dịch vụ nào?

Ông Nguyễn Nam Liên

Các mức giá tại dự thảo Thông tư có tăng hơn so với mức giá hiện nay do tính tiền lương vào giá. Tuy nhiên, tôi xin nói rằng việc nói giá dịch vụ y tế tăng từ 2-7 lần là không chính xác.

Bộ Y tế và Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam đã tính toán cụ thể chi phí tiền lương trong từng dịch vụ, trên cơ sở định mức lao động để thực hiện từng dịch vụ và mức tiền lương do nhà nước quy định. Nên mức chi phí tiền lương của từng dịch vụ có khác nhau, đối với các dịch vụ sử dụng nhiều nhân lực thì có mức tăng cao, các dịch vụ sử dụng máy móc, thiết bị là chủ yếu thì có mức tăng thấp

Trong số 1.800 dịch vụ, nhóm khám bệnh, ngày giường bệnh, các phẫu thuật, thủ thuật có mức tăng cao do chi phí tiền lương của nhóm này cao; nhóm các dịch vụ mà người bệnh hay sử dụng như chiếu, chụp, chẩn đoán hình ảnh hầu hết có mức tăng dưới 15%, hầu hết nhóm xét nghiệm có mức tăng dưới 10%; không có dịch vụ nào tăng đến 7 lần. Riêng có một số ít dịch vụ y học cổ truyền do trước đây chưa tính tiền lương, chỉ tính chi phí trực tiếp, mà chi phí này rất thấp chỉ 7.000 -10.000 đồng, như dịch vụ tập dưỡng sinh, giá hiện nay chỉ tính chi phí trực tiếp là 7.000 đồng, dịch vụ này do 1 kỹ thuật viên hướng dẫn tập luyện trong 20 phút, tiền lương dự kiến là 14.400 đồng, tổng cộng 21.400 đồng, nếu so sánh thì tăng 3 lần, nhưng tuyệt đối chỉ tăng 14.400 đồng. Hoặc như dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt, giá hiện nay chi phí trực tiếp là 28.000 đồng, dịch vụ này do 1 kỹ thuật viên thực hiện trong 20 phút hết 14.400 đồng, được hưởng phụ cấp đặc thù là 27.000 đồng, tổng cộng 69.400 đồng.

Cơ quan BHYT hoặc người bệnh phải chi trả cho bệnh viện gồm 2 phần:

(1) Chi phí sử dụng các dịch vụ như khám bệnh, ngày giường, chiếu, chụp, xét nghiệm, các phẫu thuật, thủ thuật ..., các chi phí này chiếm khoảng 40-50% tổng chi phí khám chữa bệnh;

(2) Chi phí là tiền thuốc trong quá trình điều trị (chiếm khoảng 50-60% tổng chi phí khám chữa bệnh): thanh toán theo số lượng thực tế và giá mua vào theo kết quả đấu thầu của bệnh viện thì không bị ảnh hưởng do điều chỉnh giá lần này.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT vì không phải chi trả thêm một số chi phí mà trước đây chưa kết cấu vào giá. Trước mắt thực hiện đối với các dịch vụ do BHYT thanh toán nên chưa tác động đến người chưa có thẻ BHYT, có tác động đến các nhóm có thẻ BHYT như sau:

+ Nhóm nhà nước hỗ trợ 100% mệnh giá, không phải đồng chi trả như người nghèo, trẻ em… không bị ảnh hưởng.

+ Nhóm nhà nước hỗ trợ mua thẻ tới 70%, người dân chỉ bỏ ra 30% (khoảng 186.000 đ/thẻ), khi đi khám chữa bệnh được BHYT thanh toán 95%, chỉ phải đồng chi trả 5% nên mức độ ảnh hưởng không nhiều.

+ Nhóm đồng chi trả 20% thì có ảnh hưởng nhưng trước đây giá thấp, chưa tính đủ chi phí trực tiếp nên người bệnh phải trả thêm ngoài giá và đồng chi trả 20%, nay chỉ phải chi trả 20% của giá mới nên mức độ ảnh hưởng không nhiều.

Nguyễn Diệu Huyền

  11:08 ngày 29/10/2015

Có sự công bằng về quyền lợi hay không khi mà dịch vụ kỹ thuật ở các hạng bệnh viện đều thu cùng một mức giá?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Khi thực hiện  một kỹ thuật cụ thể như kỹ thuật chụp X-Quang hay siêu âm.. ở các bệnh viện khác nhau nhưng về kỹ thuật thực hiện và chi phí đầu tư trang thiết bị là như nhau. Do vậy không thể quy định rằng thực hiện kỹ thuật đó ở bệnh viện này thì giá cao, bệnh viện khác lại giá thấp hơn nhiều được. Do đó, việc áp một mức giá chung cho các bệnh viện đồng hạng sẽ giúp các cơ sở khám, chữa bệnh có động lực tự nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao quyền lợi của người bệnh.

Riêng đối với giá khám bệnh và ngày giường bệnh có sự phân biệt theo hạng bệnh viện do các bệnh viện tuyến trên chuyên môn nghiệp vụ cao hơn tuyến dưới, chi phí đạo tạo và chi phí đầu tư trang thiết bị y tế cao hơn. Đồng thời, đây là những bệnh viện tuyến cuối nên các ca bệnh nặng cũng nhiều hơn.

Hoang LE

  11:11 ngày 29/10/2015

Tôi là người hiện không có bảo hiểm y tế. Xin cho biết việc thay đổi giá các dịch vụ y tế này tác động như thế nào đối với chi phí khám chữa bệnh của người có và không có BHYT? Việc đóng BHYT không tăng mà giá khám chữa bệnh tăng, thì có phải người không có BHYT đang phải "cõng" thêm chi phí?

Ông Phạm Lương Sơn

Như tôi đã nói ở trên, khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này người bệnh sẽ được cung cấp dịch vụ y tế công bằng đồng đều ở tất cả cơ sở khám chữa bệnh, không phân biệt vùng miền. Giá dịch vụ y tế được quy định thống nhất cho mỗi dịch vụ kỹ thuật ở tất cả các tuyến bệnh viện, không phân biệt bệnh viện đó ở đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị. Giá tính đủ chi phí sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các dịch vụ kỹ thuật y tế chất lượng cao và người có thẻ BHYT được thụ hưởng các dịch vụ này ngay trên địa bàn. Cùng đó, chi phí từ tiền túi người bệnh sẽ giảm đáng kể vì tới đây người bệnh sẽ không phải chi trả thêm một số chi phí mà trước đây chưa kết cấu vào giá như các loại vật tư y tế, các loại thuốc đã được kết cấu vào giá dịch vụ. Như vậy, đối với người tham gia BHYT, thì việc điều chỉnh sẽ có tác động tích cực nhiều hơn.

Đối với người chưa tham gia BHYT, chưa phải áp dụng giá viện phí mới lần này. Tuy nhiên đến năm 2016 liên Bộ Y tế- tài chính sẽ điều chỉnh mức giá dịch vụ y tế cho đối tượng chưa tham gia BHYT theo hướng tính đủ 7/7 yếu cấu thành giá, để đưa giá dịch vụ y tế theo đúng bản chất của giá thị trường. Do đó bạn nên sớm tham gia BHYT để đề phòng không may ốm đau sẽ được Quỹ BHYT chi trả, hạn chế chi trả từ tiền túi khi đi khám chữa bệnh.

Nguyễn Thanh Vân

  11:11 ngày 29/10/2015

Một số kỹ thuật dịch vụ tăng giá, những người thụôc nhóm bệnh nặng, đặc trị như chạy thận nhân tạo, ung thư… sẽ gánh nặng chi phí. Vậy có những phương án hỗ trợ gì cho họ?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

-  Hỗ trợ mua thẻ BHYT từ ngân sách:

Đối với hộ nghèo thành phố, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, ngân sách hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ BHYT. Đối với hộ cận nghèo, ngân sách hỗ trợ 70% chi phí mua thẻ BHYT, 30% còn lại do Quỹ vì người nghèo các cấp hỗ trợ. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo vừa vượt chuẩn cận nghèo chạy thận nhân tạo, ngân sách hỗ trợ 50% chi phí mua thẻ BHYT.

-  Hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh BHYT từ quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo:

Đối với hộ nghèo (mã thẻ CN), ngân sách hỗ trợ 5% chi phí khám chữa bệnh (người bệnh sẽ không đồng chi trả). Đối với hộ cận nghèo (mã thẻ GD), ngân sách hỗ trợ 15% chi phí khám chữa bệnh (người bệnh đồng chi trả 5%). Đối với hộ vừa vượt chuẩn cận nghèo đang chạy thận nhân tạo (mã thẻ GD), ngân sách hỗ trợ 15% chi phí khám chữa bệnh (người bệnh đồng chi trả 5%).

Hỗ trợ chi phí cho đợt điều trị nội trú phẫu thuật, can thiệp tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có thẻ BHYT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, phần còn lại sau khi đã trừ chi phí được BHYT thanh toán.

Do đó, bên cạnh Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công…, việc hỗ trợ của ngân sách từ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo TP HCM đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo TP, hộ vượt cận nghèo chạy thận nhân tạo và trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh sẽ không ảnh hưởng nhiều từ việc tăng giá viện phí.

Lê Anh Quân

  11:12 ngày 29/10/2015

Trong khi Quỹ BHYT của TP HCM vẫn kết dư mà viện phí lại tăng, vậy TP HCM có dùng nguồn quỹ kết dư để chi trả cho những bệnh nhân nghèo hay không?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Theo luật BHYT từ 01/01/2015, khi quỹ BHYT có kết dư thì được trích 20% kết dư để lại cho địa phương để sử dụng hỗ trợ Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo, hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng…, 

Lê Nam

  11:13 ngày 29/10/2015

Người dân muốn phản ánh phiền toái khi tham gia khám chữa bệnh sau đợt tăng giá này, thì sẽ phản ánh qua kênh nào, số điện thoại nóng nào, các bệnh viện đã trang bị chưa và ai trực tiếp giải quyết?

Bà Đinh Thị Hoài Thanh

Người dân muốn phản ánh phiền toái khi tham gia khám chữa bệnh thì sẽ phản ánh trực tiếp thông qua đường dây nóng của bệnh viện nơi đang khám chữa bệnh. Nếu bệnh viện chưa giải quyết thỏa đáng cho người dân thì người dân sẽ phản ánh về cơ quan cấp trên (Sở Y tế, Bộ Y tế).

Số điện thoại đường dây nóng được công bố tại các bệnh viện, trên website của Sở Y tế www.medinet.hochiminhcity.gov.vn gồm số điện thoại đường dây nóng của các bệnh viện, Sở Y tế và Bộ Y tế, Sở Y tế và các bệnh viện có phân công nhân sự trực đường dây nóng để giải quyết kịp thời cho người dân.

Bùi Thị Tân

  11:13 ngày 29/10/2015

Gửi đại diện Bộ Y tế. Tôi đồng ý với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế của Bộ Y tế nhưng thử hỏi chữa bệnh đúng tuyến ở xã và huyện thì bệnh không khỏi thậm chí còn chẩn đoán không đúng bệnh nên người bệnh phải lên tuyến trên. Trong khi lên tuyến trên, bác sĩ bảo khám vượt tuyến nên không được hưởng bảo hiểm. Như trường hợp của tôi bị viêm đỏ mắt, tôi có khám tại một phòng khám ở huyện Kim Động, Hưng Yên nhưng sau 3 ngày uống thuốc và tiêm mắt tôi đỏ và nhìn mờ. Sợ quá tôi phải bắt xe khách lên Bệnh viện Mắt Trung ương đăng ký khám GS với phí khám 300.000 đồng/lượt. Sau một đợt dùng thuốc mắt tôi đỡ, đến lần thứ 2 tái khám thì gần như khỏi hoàn toàn. Vậy thử hỏi chất lượng khám bệnh như vậy, làm sao người dân yên tâm được?

Ông Nguyễn Nam Liên

 

img
 

 

Thắc mắc quý độc giả như ông cũng là đúng nằm trong suy nghĩ của nhiều người. Hiện hay nhiều người có suy nghĩ chất lượng tuyến trên cao hơn tuyến dưới. Điều này có phần đúng do nhiều nguyên nhân như cơ sở vật chất được đầu tư nhiều hơn, đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản hơn, trình độ hơn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bộ Y tế đã ban hành hàng loạt các chính sách nhằm nâng cao chất lượng tuyến dưới như đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, luân phiên người hành nghề từ tuyến trên về tuyến dưới, triển khai các Đề án Bệnh viện Vệ tinh. Nhiều bệnh viện tuyến dưới cũng đã năng động, đã đầu tư, thu hút nguồn nhân lực, cử cán bộ đi đào tạo để nâng cao trình độ, chất lượng khám chữa bệnh.

Về lâu dài, Bộ Y tế đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường y tế cơ sở trong tình hình mới", nhằm mục tiêu huy động các nguồn vốn để đầu tư cho các bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã, xây dựng các cơ chế, chính sách để thu hút bác sỹ về tuyến huyện, tuyến xã, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa các bệnh, nhất là các bệnh thông thường cho người dân ngay trên địa bàn.

Nguyễn Bền

  15:09 ngày 29/10/2015

Tôi nghe nói là khi đồng chi trả quá 6 tháng lương cơ bản thì không phải đóng mà BHYT sẽ chi trả có đúng không? Thủ tục sẽ như thế nào? Tôi có người nhà phải phẫu thuật tim tại Bệnh viện Bạch Mai nhưng vẫn phải đồng chi trả 10 triệu đồng, tức là đã quá 6 tháng lương cơ bản?

Ông Phạm Lương Sơn

Đúng là theo quy định của Luật BHYT sửa đổi bổ sung người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến) được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT. Để được hưởng quyền lợi đó chị phải được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. Mỗi Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm được sử dụng cho người bệnh có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến từ lần khám chữa bệnh kế tiếp.

Về mặt thủ tục cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm anh có thể tham khảo các câu trả lời trước đó.

Nguyễn Mạnh Quân

  15:09 ngày 29/10/2015

Thưa Bộ y tế, tại sao Bộ lại lựa chọn thời điểm này để điều chỉnh giá viện phí?

Ông Nguyễn Nam Liên

Luật BHYT đã giao Bộ Y tế, Bộ Tài chính quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT thống nhất theo hạng bệnh viện trong toàn quốc. Thông tư này đúng ra phải ban hành ngay từ đầu năm 2015. Tuy nhiên, để cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Kết luận 63/KL-TW của Hội nghị trung ương 7 khóa XI, của Quốc hội tại Nghị quyết số 68/2013/QH13, của Chính phủ tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã xin ý kiến chỉ đạo và Chính phủ thống nhất tính tiền lương và phụ cấp đặc thù vào giá dịch vụ y tế. Đến nay, liên bộ mới hoàn thành việc tính tiền lương và phụ cấp vào giá nên mới dự kiến ban hành và áp dụng vào cuối 2015 và năm 2016.

Để hạn chế tác động đến đời sống của người dân, Liên bộ đã quyết định trước mắt chỉ áp dụng cho đối tượng có thẻ BHYT vì phần lớn chi phí khám chữa bệnh đã được BHYT chi trả, đối với người chưa có thẻ BHYT tùy điều kiện kinh tế xã hội năm 2016 để trình Chính phủ xem xét quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp, song song với việc tuyên truyền, vận động để các đối tượng chưa có thẻ BHYT tham gia BHYT để giảm bớt gánh nặng chi phí khi không may bị đau ốm.

Trước mắt, trong năm 2015 chỉ áp dụng mức giá tính đủ chi phí trực tiếp mà liên bộ đã ban hành từ năm 2012 nhưng thời gian vừa qua nhiều tỉnh chỉ áp dụng ở mức 60-70%; và tính cả phụ cấp đặc thù (thường trực 24/24 giờ, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật) cho cán bộ y tế đã được liên bộ Y tế - Tài chính quy định được kết cấu vào giá dịch vụ từ năm 2014 nhưng đến nay mới có khoảng 10 tỉnh thực hiện. Thời gian vừa qua, do ngân sách khó khăn, lại chưa được tính trong giá dịch vụ nên nhiều đơn vị, địa phương chưa có nguồn kinh phí để chi trả chế độ phụ cấp này đã được Thủ tướng Chính phủ quy định từ năm 2011.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo