xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường hợp nào không nên tiêm ngừa?

Theo Tuổi Trẻ

Việc hai trẻ sơ sinh tại Hà Tĩnh tử vong sau tiêm văcxin vừa qua khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy phải làm gì, tiêm ngừa bệnh như thế nào để không xảy ra hậu quả đau lòng? BS Nguyễn Thị Minh Phượng - Viện Pasteur TP.HCM, thư ký Chương trình tiêm chủng phía Nam - cho biết:

- Chương trình tiêm chủng mở rộng hiện đã triển khai tiêm phòng 10 bệnh cho các cháu, gồm: lao, sởi, bại liệt, bạch hầu - ho gà - uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm não Nhật Bản, thương hàn, tả. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đưa trẻ đi tiêm phòng thêm một số bệnh, nhất là các bệnh như rubella, trái rạ...

* BS có thể cho biết các trường hợp chống chỉ định?

- Với từng loại văcxin nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ví dụ chống chỉ định của văcxin viêm não Nhật Bản là sốt cao hoặc bệnh nhiễm trùng đang tiến triển, bệnh tim, thận, gan, tiểu đường, suy dinh dưỡng, ung thư máu và các bệnh ác tính nói chung, bệnh quá mẫn, phụ nữ có thai. Văcxin thương hàn chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ đang mang thai (trường hợp bắt buộc phải tiêm cần có ý kiến của BS điều trị. Trẻ từ 2-5 tuổi cũng cần hỏi ý kiến BS).

Văcxin bạch hầu - ho gà - uốn ván không tiêm cho trẻ trong các trường hợp: nhiễm trùng cấp tính, sốt chưa rõ nguyên nhân, các bệnh cấp tính và mãn tính đang ở thời kỳ tiến triển, những trường hợp có rối loạn thần kinh (co giật, viêm não và các bệnh về não), bệnh tim mạch (bẩm sinh hay mắc phải), trẻ suy dinh dưỡng, bị nhiễm HIV. Văcxin phòng thủy đậu có chống chỉ định với những người quá mẫn toàn thân với neomycin, trong thai kỳ và tránh có thai sau khi tiêm văcxin ba tháng. Văcxin phòng rubella cũng không nên tiêm cho phụ nữ đang có thai hay nghi ngờ có thai, người dị ứng với neomycin, dị ứng với trứng, suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, người bị bệnh ác tính về máu, bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính...

* Về tương tác thuốc, có nhà sản xuất khuyên nên tránh dùng thuốc hạ nhiệt loại salicylate (Aspirine, Algotropyl...) sau tiêm văcxin phòng thủy đậu ít nhất sáu tuần do có thể gây hội chứng Reye. Nhưng có nhà sản xuất lại không nêu đầy đủ các chống chỉ định.

- Theo tài liệu, hội chứng Reye thường xảy ra với những bệnh nhiễm siêu vi, đặc biệt là bệnh cúm và thủy đậu, gây tổn thương ở gan và não. Tránh dùng Aspirine cho trẻ bị bệnh vì có thể suy gan và dẫn đến tử vong. Hội chứng Reye thường xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

* BS có thể cho biết một số phản ứng sau tiêm thường gặp? Nguyên nhân vì sao?

- Những phản ứng sau tiêm chủng có thể gặp là phản ứng tại chỗ như đau, sưng, đỏ nơi tiêm; phản ứng toàn thân như sốt, dễ bị kích thích, cảm giác khó chịu... Tuy nhiên có thể gặp một số phản ứng nặng như sốc phản vệ, bị phản ứng quá mẫn (nổi ban, ngứa...). Tùy từng loại văcxin có những phản ứng đặc thù.

Về nguyên nhân có thể do bản chất của văcxin; do sai sót trong thực hành tiêm chủng; do sự trùng hợp ngẫu nhiên - tức đang bị bệnh tiến triển nhưng tiêm chủng; các phản ứng tâm lý (sợ); không rõ nguyên nhân. Để khắc phục, khi tiêm chủng cán bộ phải tuyên truyền, dặn dò phụ huynh và bệnh nhân thật đầy đủ.

* Nhiều cơ sở y tế quá tải nên BS không hỏi tình trạng trước đó, lại không dặn dò cách xử trí khi trẻ bị phản ứng sau chích?

- Bộ Y tế đã ban hành qui định về tiêm chủng và chuyển đến các cơ sở y tế từ tháng 2-2007 với các thông tin khá đầy đủ từ lịch tiêm cho từng loại văcxin, đường tiêm, liều lượng, vị trí tiêm, các bước chuẩn bị, thực hành và đảm bảo an toàn tiêm chủng. Các bà mẹ có thể tham khảo, quan sát người cán bộ y tế làm đúng hay sai để có quyết định tiêm hay từ chối.

* BS có khuyến cáo gì để các bà mẹ cẩn trọng trước khi quyết định đưa con đi chủng ngừa?

- Lời khuyên cho các bà mẹ là trước khi tiêm trẻ phải được BS hoặc cán bộ y tế khám sức khỏe. Đây là một yêu cầu bắt buộc trước mỗi lần tiêm. Trong khi khám, bà mẹ nhớ kể đầy đủ những bất thường về sức khỏe như dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn trước đó, đang sốt, sổ mũi, ho, suyễn, tiêu chảy... hoặc đang uống thuốc điều trị một bệnh nào đó. Đối với sơ sinh có những triệu chứng như khò khè, tiêu chảy... hay không.

Nguyên tắc là sau tiêm các bà mẹ nên ở lại phòng tiêm trong vòng 30 phút. Đối với các trẻ đã có phản ứng với văcxin của lần trước (như viêm gan B, OPV...) thì lần sau có thể chuyển sang tiêm ngừa cũng bệnh đó nhưng với một loại văcxin khác. Dù những trẻ này đã được chuyển sang tiêm văcxin khác nhưng cán bộ y tế vẫn phải theo dõi rất kỹ, và tốt nhất là bé nên được tiêm ở các BV có phòng khám trẻ em lành mạnh để có thể cấp cứu kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

Khi tiêm phòng, không kiêng tắm, kiêng ăn gì cả... Nếu có phản ứng xảy ra phải báo ngay cho cán bộ y tế nơi đã tiêm chủng, đưa ngay bé đến cơ sở y tế gần nhất và báo tình trạng bé vừa tiêm chủng...

Đề nghị ngưng sử dụng lô văcxin gây tai biến

Nguồn tin từ Bộ Y tế cho biết chương trình tiêm chủng mở rộng đã có đề nghị tạm ngưng sử dụng lô văcxin ngừa viêm gan B số UVX 05028, hạn sử dụng đến 2008 do Hàn Quốc sản xuất trên phạm vi toàn quốc. Việc ngừng sử dụng sẽ kéo dài đến khi có kết luận cuối cùng của Bộ Y tế về nguyên nhân khiến hai trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm hôm 23-4 tại Hà Tĩnh.

Qua kiểm tra tại Hà Tĩnh, đoàn công tác của Bộ Y tế do phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư Phạm Ngọc Đính dẫn đầu cho biết chưa phát hiện sai sót trong bảo quản văcxin và chỉ định tiêm chủng cho hai bé. Nhiều năm qua, loại văcxin này đã được sử dụng tiêm cho khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi với khoảng 10 triệu mũi tiêm đã thực hiện nhưng chưa phát hiện tai biến nghiêm trọng sau tiêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo