xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự tử: Có thể ngăn ngừa

Bác sĩ Lê Quốc Nam

Để ngăn ngừa tự tử, cần có nhiều cách tiếp cận với sự tham gia của các chuyên gia, người thân, người tình nguyện

Ngày 10-9 là Ngày Thế giới chống tự tử do Hiệp hội Quốc tế về ngăn ngừa tự tử (IASP) kết hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động. Chủ đề của Ngày Thế giới chống tự tử năm 2009 là “Phòng ngừa tự tử trong những nền văn hóa khác nhau”. 


Nhiều yếu tố dẫn đến tự tử


Mỗi năm trên thế giới có hơn 1 triệu người chết vì tự tử, khoảng 10 – 20 triệu người có ý muốn tự tử, 50 – 120 triệu người bị ảnh hưởng bởi sự tự tử của người thân, bạn bè. Châu Á chiếm khoảng 60% các trường hợp tự tử trên thế giới.

Các nước có tỉ lệ tự tử cao hơn 15/100.000 là Ấn Độ và tỉ lệ cao hơn nữa (trên 20/100.000) là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Sri Lanka. Số người chết vì tự tử còn nhiều hơn chết vì chiến tranh, khủng bố và giết người.

Ngoài ra, số người toan tính tự tử còn nhiều hơn hàng triệu người và là vấn đề đủ trầm trọng để được điều trị y khoa. Mỗi năm có trên 6 triệu người bị tác động ghê gớm bởi cái chết do tự tử của thành viên trong gia đình hay bạn thân.

img
Một trường hợp tự tử do nghiện rượu được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ảnh: N.PHƯƠNG


Hành vi tự tử thường xảy ra nhiều hơn trong một số hoàn cảnh như tình trạng kinh tế - xã hội và học vấn thấp, thất nghiệp, stress. Những người có khó khăn trong mối quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, người có chấn thương như bị lạm dụng tình dục hay người thân chết dễ tự tử hơn.

Người có các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn nhân cách, tâm thần phân liệt và nghiện rượu hay nghiện ma túy, cảm giác tuyệt vọng, gặp các vấn đề định hướng giới tính (thí dụ như tình dục đồng giới) cũng dễ tìm đến cái chết.

Tự tử còn xảy ra ở những người suy giảm khả năng phán xét, thiếu khả năng kiểm soát xung động, khuynh hướng có hành vi tự hủy hoại bản thân, kém về các kỹ năng đối phó, có các bệnh lý cơ thể và chứng đau mãn tính. Người đã tiếp xúc trường hợp tự tử khác hay có khả năng tiếp cận các phương tiện gây hại bản thân hoặc từng tiếp xúc các sự kiện có tính chất hủy hoại và bạo lực (như chiến tranh hay thảm họa) có nguy cơ tự tử cao hơn.


Thách thức từ châu Á


Có 2 giai đoạn tuổi có  tỉ lệ tự tử cao nhất là khoảng từ 15 – 35 tuổi và những người trên 75 tuổi. Đặc biệt, tỉ lệ tự tử ở thanh thiếu niên đã tăng gấp đôi trong vòng 50 năm qua. Nguyên nhân gia tăng tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên là do tự tử là một trong những phương cách nhằm giải quyết xung đột nội tâm hay xung đột với những người khác.

Thanh thiếu niên dễ bắt chước, nếu có bạn bè hay thành viên trong gia đình toan tính hay đã tử vong vì tự tử thì họ cũng có thể bắt chước. Còn những đối tượng dễ thấy chán sống và quyết định kết thúc cuộc đời mình là người ly dị, góa, độc thân có nguy cơ tự tử cao hơn người đang có gia đình. Ngoài ra, còn do dễ tiếp xúc với các công cụ sát thương như súng, dao, hóa chất...


Ngày nay, người ta đã hiểu biết nhiều về các nguyên nhân của tự tử. Chết vì tự tử mang tính chất khủng khiếp, bi kịch, tâm lý, xã hội. Việc ngăn ngừa tự tử bằng thuốc trừ sâu tại châu Á là một thách thức đối với WHO hiện nay.

Đây cũng là vấn đề thường gặp tại VN, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Để ngăn ngừa tự tử hiệu quả, cần phối hợp những cách tiếp cận đa diện, xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau của hành vi tự tử. Việc ngăn ngừa tự tử phải có sự tham gia của các chuyên gia sức khỏe và sức khỏe tâm thần, người tình nguyện, thành viên gia đình hay bạn bè có người thân chết vì tự tử...

Phòng chống tự tử

Vào ngày 10-9, trên khắp thế giới tổ chức các sự kiện ở các cấp độ toàn cầu, quốc gia, địa phương dưới các hình thức như hội thảo, mít tinh, hòa nhạc nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề tự tử là một trong số các nguyên nhân gây tử vong sớm mà hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Các sự kiện này cũng nhằm tăng cường hiểu biết về vấn đề tự tử, là dịp công bố cho cộng đồng biết về những tiến bộ đã đạt được và các chương trình phòng chống tự tử hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn những quan niệm sai lầm thường gặp về hành vi tự tử nhằm giúp cho việc ngăn chặn tình trạng tự tử hiệu quả hơn, mời bạn tham khảo tại địa chỉ www.nld.com.vn, vào mục Sức khỏe.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo