xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao đồ chơi Trung Quốc bị cấm?

PGS-TS Nguyễn Hữu Đức

Do tác hại của dẫn chất phtalat, Nghị viện châu Âu tuyệt đối không cho phép dùng các phtalat trong đồ chơi trẻ em và cả mỹ phẩm

Báo chí vừa đưa tin nước Anh, Pháp  đã cấm, tịch thu và hủy hàng loạt đồ chơi búp bê đầu trái cây do Trung Quốc sản xuất vì chứa chất phtalat độc hại. Tại thị trường Việt Nam, đã bày bán loại đồ chơi vừa kể và chắc chắn cơ quan quản lý chất lượng hàng hóa phải có sự cảnh báo, kiểm tra xem tình hình thế nào và có biện pháp xử lý thích đáng.

Dẫn chất phtalat đe dọa trẻ em...

Không phải bây giờ người ta mới quan tâm đến phtalat độc hại. Cách đây vài năm đã xảy ra vụ bê bối thực phẩm nhiễm hóa chất DEHP ở Đài Loan, sau đó cũng tại nước này, vụ thu hồi dược phẩm là bột pha hỗn dịch uống Augmentin do phát hiện có chứa DIDP và DINP. DEHP, DIDP, DINP là các chữ viết tắt của diethylhexyl phtalat, diisodecyl phtalat và diisononyl phtalat.   Ngoài 3 chất vừa kể, nhiều hóa chất khác có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các “dẫn chất phtalat” như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), monomethyl phtalat (MMP)…

 


	Đủ loại đồ chơi trẻ em được bày bán ở một cửa hiệu tại TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Đủ loại đồ chơi trẻ em được bày bán ở một cửa hiệu tại TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

 

Trong ngành dược, một dẫn chất phtalat là diethyl phtalat (DEP) được dùng làm thuốc nhưng chỉ dùng ngoài da trị bệnh ghẻ ngứa (trước đây nước ta dùng rất phổ biến DEP nhưng nay không dùng nữa). Đặc biệt, DEP được dùng làm chất hóa dẻo (plasticizer) trong bao phim bao viên thuốc để lớp phim có tính dẻo, không bị nứt vỡ khi thuốc viên lưu hành trên thị trường. Lượng dùng DEP trong bào chế bao phim có rất ít trong lớp phim bao (lớp phim này thông thường cũng được bao rất mỏng) và mỗi lần ta chỉ uống một vài viên thuốc nên tác hại của DEP không đáng kể. Các dẫn chất phtalat khác thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, đặc biệt có trong đồ chơi trẻ con bằng chất dẻo, nhựa như đồ chơi búp bê đầu trái cây do Trung Quốc sản xuất đã kể ở trên… Trong quá trình sử dụng những sản phẩm vừa kể, các dẫn chất phtalat bị trôi ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể con người. Trẻ con dùng bình sữa, chén nhựa, đồ chơi bằng nhựa có chứa hàm lượng cao các phtalat sẽ có nguy cơ bị nhiễm chất này. Còn phtalat có trong đồ chơi sẽ bị trẻ ngậm, liếm mút theo đường miệng vào trong cơ thể gây hại.

… Và khiến bé gái dậy thì sớm

Tác hại của các dẫn chất phtalat, như báo chí đưa tin, là có khả năng gây ung thư, vô sinh ở nam giới, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ mang thai. Nhưng tác hại ghi trong y văn là làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết (endocrine disruptors). Đặc biệt, bé gái bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì sớm trước tuổi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và một số nghiên cứu lại được tiến hành ngay chính tại Đài Loan. Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của Chou Yy và cộng sự thực hiện tại Khoa Y Đại học Quốc gia Chen Kung (Đài Loan) vào năm 2009. Nghiên cứu trên 30 bé gái dậy thì sớm so với 33 bé gái bình thường cho thấy trong nước tiểu bé gái dậy thì sớm chứa lượng monomethyl phtalat (MMP) cao hơn nhiều so với bé gái bình thường và kết luận MMP có thể là một nguyên nhân môi trường gây dậy thì sớm ở bé gái Đài Loan. Vì vậy, ta không ngạc nhiên là Đài loan rất mạnh tay trong việc thu hồi các sản phẩm chứa dẫn chất phtalat là DEHP, DIDP và DINP phát hiện trong sản phẩm ở nước họ và hoạt động rất tích cực trong mạng lưới cảnh báo vệ sinh thực phẩm toàn cầu.

Giống như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cũng có hiện tượng bé gái dậy thì sớm, thậm chí sớm 2-3 tuổi. Hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái có thể do 2 nguyên nhân. Trước hết, do tự thân cơ thể bé có những rối loạn về mặt sinh dục đưa đến dậy thì sớm. Thí dụ như có bướu ở vùng dưới đồi hoặc ở tuyến tùng nằm ở não bộ có thể gây tăng tiết estrogen sớm để làm dậy thì bé gái chưa đến 8 tuổi. Nguyên nhân tự thân rối loạn có tính chất cá biệt và rất hiếm xảy ra. Chính  nguyên nhân còn lại là đáng quan tâm vì xuất phát từ môi trường và rối loạn có thể xảy ra cho một quần thể gồm nhiều bé gái do tiếp xúc với môi trường gây rối loạn.

Những chất từ bên ngoài môi trường được đưa vào cơ thể con người hoạt động như estrogen được gọi là xenoestrogen (có nghĩa chất tương tự, có tác dụng giống như estrogen từ bên ngoài đưa vào cơ thể). Cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng do tiếp xúc với xenoestrogen xem như có một lượng estrogen trong cơ thể, estrogen này sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở não tiết ra các hormone hướng dục (gonadotropins) đánh thức buồng trứng làm việc và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ… Cũng vì tác hại của dẫn chất phtalat nên hiện nay Nghị viện châu Âu tuyệt đối không cho phép dùng các phtalat trong đồ chơi trẻ em và cả trong mỹ phẩm. 

Cẩn thận với sản phẩm nhựa dẻo

Theo các chuyên gia y tế, việc cảnh giác, phát hiện và không sử dụng những loại thực phẩm chứa các phtalat là rất cần thiết. Cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra thật chặt các hàng hóa nhập từ nước ngoài kiểu như đồ chơi búp bê đầu trái cây do Trung Quốc sản xuất. Còn người tiêu dùng nên sử dụng thật cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như PVC vì có thể chứa các dẫn chất phtalat. Không nên chế biến thức ăn quá nóng trong các tô chén, bao bì bằng nhựa mà nên thay bằng vật đựng bằng sứ. Dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng nhựa, plastic là tốt hơn, xét về mặt bảo vệ môi trường.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo